Hoa ban có độc không?

Hoa ban có độc không? Khi hoa mận, hoa đào lui dần cũng là lúc hoa ban lung linh khoe sắc. Hoa ban là loài hoa đặc sản vùng Tây Bắc không những không có độc mà còn được dùng để chế biến món ăn.
05/03/2018 15:46

Hoa ban có độc không?

Hoa ban có vẻ đẹp thanh thoát, dịu dàng, lãng mạn và hương thơm ngây ngất. Loài hoa này đã đi vào đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Tây Bắc. Loài hoa này được coi là đặc sản của vùng Tây Bắc. Mỗi mùa hoa ban nở người dân khắp nơi lại đổ về đây thưởng thức mùa hoa này.

hoa ban co doc khong

Hoa ban có độc không? Hoa ban được coi là đặc sản của núi rừng Tây Bắc

Nhiều người vẫn thắc mắc rằng liệu loài hoa này có độc không? Thực tế là không, loài hoa này còn được sử dụng để chế biến các món ăn và nhất là có thể dùng để chữa bệnh rất tốt.

Cây hoa bạn là loại thuộc thân gỗ cao khoảng 5-12m. Thân cành cây hoa ban có vỏ màu nâu, khi còn non có lông mịn sau nhẵn. Lá ban hình mọc so le, gốc hình tim, rìa gần tròn, đầu khuyết sâu thành hai thùy nông. Hai mặt lá nhẵn không có răng cưa ở rìa. Lá non có lông với cuống lá dài. Hoa ban có nhiều màu như trắng, đỏ tím có mùi thơm rất dễ chịu.

Hoa ban quyến rũ, mật hoa ngọt nên thu hút rất nhiều ong bướm. Hoa nở rực rỡ vào thánh 3 đến tháng 5 hàng năm. Đặc biệt hoa ban rụng lá trước khi nở hoa nên trên thân cây chỉ rực rỡ toàn hoa mà không có lá. Có những cây còn lá thì đó là cây non, chưa nhiều hoa. Mùa xuân là mùa hoa ban và kéo dài đến 2-3 tháng. Quả dẹp nhẵn, chứa nhiều hạt.

Những món ăn từ hoa ban

Những người phụ nữ Thái thường hái hoa ban để đem bán ở chợ như một thứ rau sạch, hoặc chế biến thành các món ăn ngon độc đáo.

Xôi hoa ban

Xôi hoa ban hay còn được gọi là ban đồ thường được nấu từ những bông hoa ban mới nở, rửa sạch rồi cho vào chõ xôi đã chín.

Món xôi hoa ban khi ăn chấm cùng với chẩm chéo ăn rất ngon. Lá và hoa ban có vị bùi, ngọt, thoang thoảng mùi thơm dịu, hòa quyện vào mùi nếp thơm quả là một trải nghiệm cực kì thú vị.

hoa ban co doc khong 1

Hoa ban có độc không? Xôi hoa ban là món ăn ngon thường dùng để tiếp khách quý

Hoa ban nộm giềng:

Hoa ban là nguyên liệu chính làm nên món hoa ban nộm giềng. Nộm giềng hoa ban không giống với các món nộm khác có lạc, chanh và vị chua. Muốn làm món nộm hoa ban nhất thiết phải có một loại tương ủ lên men của người dân tộc Thái và giềng dã nhỏ.

Sau khi luộc hoa ban để hết vị chát thì bạn để nguội và trộn với tương, giềng, các gia vị và thịt cá suối nướng, nêm cho vừa miệng. Với cách chế biến cầu kì nộm hoa ban thường được làm khi nhà có khách quý.

Măng nộm hoa ban

Đây là món ăn rất đặc biệt có đầy đủ hương vị: đắng, chua, cay, mặn, ngọt, bùi. Bạn thực hiện sắt măng đắng nhỏ rồi ngâm nước muối 30 phút và luộc 2 lần và để ráo nước. Chọn những bông hoa ban tươi và ngắt lấy những cánh hoa dày để dùng. 1 con cá suối tươi ngon đem nướng trên than để gỡ lấy thịt.

Sau đó pha hỗn hợp nước: chanh, tỏi, ớt, rau húng và rau mùi đã thái nhỏ. Cuối cùng trộn nhẹ nhàng đều tay măng, hoa ban, cá và nước trộn. Tất cả hòa quyện tạo nên một hương vị đặc trưng của núi rừng. Du khách sẽ cảm nhận được vị đậm đà, thơm nồng của cá nướng, vị bùi bùi, ngầy ngậy của hoa ban và vị đăng đắng của măng tươi.

Canh măng hoa ban

Hoa ban nấu canh thì cánh hoa sẽ mềm mà không bị nát, có vị ngọt thanh. Món ăn này vừa có vị đắng của măng lại xen lẫn vị ngọt của hoa ban.

hoa ban co doc khong 2

Hoa ban có độc không? Bát canh măng hoa ban rất đậm chất núi rừng Tây Bắc

Ngoài ra hoa ban còn có thể vò nát trộn thịt băm, nhồi cá, gà nướng, xào…

Hoa ban còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh

Hoa ban: có tính mát, vị nhạt, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, kiện tì, táo thấp. Hoa ban được sử dụng để chữa một số bệnh sau:

- Chữa đau bụng, lỵ và tiêu chảy: Dùng nụ hoa phơi khô trong bóng râm hoặc sấy tươi bạn đem đun sôi khoảng 7 phút. Bạn uống trước bữa ăn, mỗi buổi sáng 1 lần và uống liền trong một tuần để chữa bệnh.

- Trị viêm gan, viêm phổi, ho do phế nhiệt, viêm khí quản, viêm tiết niệu, bí tiểu tiện, phù thũng: 10 - 20g hoa ban (khô) sắc uống. Hoặc có thể đem hoa nấu ăn như rau hàng ngày để trị tiêu chảy mạn tính

- Trị sốt: lấy 50g hoa đun sôi với 500ml nước trong 4 phút, chia uống ít một trong ngày, uống liên tục trong 2-3 ngày.

Lá hoa ban có vị nhạt, tính bình có tác dụng nhuận phế, chỉ khái, hoãn tả được dùng để trị hoa, tiểu tiện bí, tiêu chảy. Bạn dùng dưới dạng thuốc sắc với liều 10-16g (khô).

hoa ban co doc khong 3

Hoa ban có độc không? Hoa và cây hoa ban còn được dùng để chữa trị một số bệnh rất hiệu quả

Vỏ và thân hoa ban:

- Chữa tiêu hóa không tốt, đầy hơi, phân nát, lỏng, trị lao hạch, mụn nhọt, sang lở, thuốc bổ hồi phục cơ thể sau ốm: Bạn lấy vỏ thân sắc uống và nấu nước rửa vết thương.

- Trị lỵ amip: vỏ tươi cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài, thái mỏng, giã nát, vắt lấy nước, uống ngày 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (10ml).

- Trị tiêu chảy: vỏ thân phối hợp với búp ổi, vỏ tươi cây vối rừng, đồng lượng, giã nát, vắt lấy dịch. Mỗi lần bạn uống 2 thìa cà phê, ngày 4-5 lần, cách nhau 3- 4 giờ.

- Trị giun đũa: Nước ép vỏ tươi, mỗi ngày uống 4 thìa cà phê, ngày 1 lần, uống 4 ngày liền.

- Bôi vào các vết thương mới  bị để cho chóng lành, nhanh lên da non: vỏ thân, sau khi cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài, thái mỏng, phơi khô hoặc sao khô, tán thành bột mịn, thêm nước sạch, trộn đều thành hồ nhão.

Rễ hoa ban: vị hơi chát, mát có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Trị tiêu hóa kém, viêm dạ dày, viêm  ruột cấp tính, trĩ đi ngoài ra máu... Trước khi dùng, đem rễ rửa sạch, để ráo nước, thái mỏng, phơi khô, sao vàng. Sắc uống.

comment Bình luận

largeer