Hoa loa kèn Đà Lạt có độc không?
Hoa loa kèn Đà Lạt có độc không?
Hoa loa kèn Đà Lạt có màu trắng, vàng hoặc trắng pha hồng, đỏ được nhiều người lựa chọn làm cảnh để trong nhà hay trồng ở sân vườn... mà không hề hay biết rằng loài cây này có độc tố rất nguy hiểm.
Loài hoa này có nguồn gốc từ Colombia với tên gọi khác là "hơi thở của quỷ". Chỉ cần ngửi hương hoa nạn nhân sẽ rơi vào tình trạng vô thức, không thể kiểm soát hành vi và nói năng không lưu loát.

Hoa loa kèn Đà Lạt có độc không? Hoa loa kèn Đà Lạt còn được biết đến với cái tên "hơi thở của quỷ"
Dịch chất chiết xuất từ hoa này được dùng để thôi miên, thậm chí là đầu độc nạn nhân. Cây hoa loa kèn có tên khoa học Brumansia Suaveolens (Wild), thuộc họ cà Solanaceae.
Trong "Từ điển cây thuốc Việt Nam", GS.TS Võ Văn Chi mô tả về Brumansia Suaveolens là cây nhỡ khỏe, hóa gỗ có vỏ xám, cành lá thường thòng xuống. Lá mọc so le, phiến có dạng như lá thuốc lá. Hoa mọc thòng xuống, to, đơn độc hay xếp thành từng đôi, màu trắng, dài 25 - 30 cm, đường kính 1 - 1,5 cm, nhị đính trên ống tràng có bao phấn dính nhau. Cây này gốc ở Mexico và Peru, được nhập về trồng ở Đà Lạt, Nghệ An.
Qua công trình nghiên cứu và phân tích đã phát hiện trong hoa loa kèn có chứa chất gây ảo giác Scopolamine. Chỉ cần uống một giọt độc dược chiết xuất từ chất Scopolamine của hoa loa kèn, nạn nhân có thể bị mất trí nhớ và mất tri giác tạm thời.

Hoa loa kèn Đà Lạt có độc không? Đây là loài hoa độc có chứa chất gây ảo giác Scopolamine
Ứng dụng của hoa loa kèn Đà Lạt
Dược sỹ Phan Minh Hiển thuộc Đại học Y dược TP.HCM cho biết, hoa loa kèn được dùng làm thuốc hoặc tạo ảo ảo giác trong các nghi lễ tôn giáo ở Nam Mỹ. Các chế phẩm thô của Brumansia (dưới tên thông thường là Borrachero, Devil's breath) hoặc alkaloid tinh khiết (chủ yếu là Scopolamine) được sử dụng như một loại "thuốc sự thật" để lấy lời khai tù nhân, phạm nhân hoặc làm mất tri giác tạm thời. Bọn tội phạm sử dụng cây này làm thuốc thôi miên nhằm cướp của, giết người, lấy cắp nội tạng, buôn người. Tác dụng này được cho là do Scopolamine tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương.
"Hoa loa kèn là một loại cây có độc tính cao nên cần tuyên truyền trong nhân dân để phòng tránh các trường hợp ngộ độc hoặc lợi dụng thành phần cây này để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật", dược sỹ Hiển chia sẻ.

Hoa loa kèn Đà Lạt có độc không? Các chuyên gia cho rằng mọi người không nên tuỳ ý hái bất kỳ bộ phận nào của cây
TS.Võ Văn Nam - Phó trưởng Bộ môn Dược liệu thuộc Đại học Y dược TP.HCM cho biết thêm hoa loa kèn độc có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, cam, vàng, trắng. Loại cây này được sử dụng để bào chế các loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống say tàu xe, tiền mê, trị hen suyễn... Loài hoa mang tên "hơi thở của quỷ" này được xếp vào bảng có độc tính cao nên chỉ được dùng để bào chế thuốc với một lượng rất nhỏ, tính bằng miligram.
TS. Năm khuyến cáo: "Chỉ cần hấp thụ một lượng nhỏ Scopolamine có thể gây ngộ độc. Vì thế mọi người không nên tùy ý hái bất kỳ bộ phận nào của cây loa kèn để sắc thành thức uống. Khi bị ngộ độc, nhẹ thì cảm thấy khô miệng, khó nuốt, giảm tiết dịch ở phế quản, giãn đồng tử, nặng có thể bị lú lẫn, hoang tưởng, dễ bị kích thích".
-
Cách xử lý ngộ độc thực phẩm hiệu quả nhất
-
Những thực phẩm giúp loại bỏ chất độc hàng ngày
-
Dùng thịt cóc như thế nào để tránh ngộ độc?

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am -
Dây thìa canh: thảo dược tiềm năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Một trong những thảo dược hiện được chú ý trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường là dây thìa canh (Gymnema sylvestre).February 12 at 7:40 am -
Biến chứng nguy hiểm cúm với Người cao tuổi có bệnh lý nền
Hệ miễn dịch yếu theo tuổi tác cùng với tình trạng sức khỏe không ổn định từ các bệnh nền khiến cơ thể dễ bị tấn công và gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ cúm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của cúm ở người cao tuổi có bệnh lý nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe hiệu quả.February 12 at 7:40 am