Hoa ngót nghẻo có độc không?

Hoa ngót nghẻo có độc không? Hoa ngót nghẻo được biết đến là loài hoa chứa chất kịch độc gây đại tiểu tiện ra máu, truỵ tim mạch, suy hô hấp và tử vong.
08/03/2018 13:38

Hoa ngót nghẻo có độc không?

Hoa ngót nghẻo còn có tên gọi khác như hoa ngắt nghẻo, ngọt nghẹo, huệ lồng đèn, gia lan... thuộc họ Colchicaceae. Hoa ngót nghẻo có tên khoa học là Gloriosa superba.

Cây hoa ngót nghẻo phân bố ở các vùng nhiệt đới và miền nam Châu Phi, vùng nhiệt đới Châu Á. Loài hoa này có sức sống mãnh liệt, có thể sống được ở những nơi đất nghèo dinh dưỡng nhất như các cồn cát.

Hoa ngot ngheo co doc khong 2

Hoa ngót nghẻo có độc không? Hoa ngót nghẻo có tên khoa học là Gloriosa superba

Cây ngót nghẻo cao từ 3 - 4m, hoa có màu cam, vàng nhạt, dài và nhọn như móng hổ. Quả cây ngót nghẻo có thể dài tới 12cm với các hạt màu đỏ. Mùa hoa vào tháng 5 và tháng 6, còn mùa quả từ tháng 6 - 8.

Tất cả các thành phần của cây ngót nghẻo đều chứa độc gây chết người và những loài động vật lớn. Phần rễ củ của cây ngót nghẻo giống với các loài khác trong họ Bả chó chứa nhiều chất độc colchicine, alkaloid gloriocine.

Nạn nhân sau 2 giờ trúng độc sẽ có biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, tê bì và ngứa ran xung quanh miệng, rát cổ họng, đau bụng, tiêu chảy ra máu, dẫn đến tình trạng mất nước.

Hoa ngot ngheo co doc khong 3

Hoa ngót nghẻo là loài hoa có độc gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy thậm chí gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời

Cây ngót nghẻo độc nhất ở rễ củ, chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng cũng đủ gây chết rất nhanh. Ngộ độc gây đau rát miệng, khát nước sau đó nôn, buồn nôn dữ dội, đau bụng và tiêu chảy, tiêu máu nặng dẫn tới truỵ tim mạch, rối loạn tri giác, co giật, suy hô hấp, tiểu máu, thiểu niệu.

Nếu phụ nữ bị nhiễm chất độc của cây ngót nghẻo có thể bị lột da và chảy máu âm đạo. Theo một nghiên cứu công bố trên trang web của Trung tâm thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Mỹ (NCBI), năm 1964 đã ghi nhận một trường hợp bệnh nhân ăn phải củ Ngót nghẻo còn bị rụng hết tóc dẫn tới hói đầu hoàn toàn, thậm chí lông trên cơ thể còn bị rụng hết.

Tác dụng dược lý của hoa ngót nghẻo

Thân rễ của cây hoa ngót nghẻo có chứa alcaloid colchicin (0,3%), gloriosin, acid tannic, tinh bột, đường khử. Trong lá có colchicin, dimethylcolchicin, N formyldeacetylcolchicin và lumicolchicin và hai alcaloid khác có liên quan. Vị rất đắng, củ rất độc, có tác dụng xổ, lợi mật, trừ giun. Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus.

Hoa ngot ngheo co doc khong 4

Hoa ngót nghẻo có độc không? Hoa ngót nghẻo có tác dụng dược lý kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus

Thân rễ rất độc, có tác dụng xổ, lợi mật, trừ giun. Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus. Dịch lá dùng để diệt chấy và các vật ký sinh ở tóc, lá giã ra trị ghẻ khoét (ghẻ ăn miệng như nồi vôi). Thường dùng dưới dạng thuốc đắp. Có thể dùng làm nguồn nguyên liệu chiết Colchicin.

Ở Nigeria chất độc từ cây ngót nghẻo được sử dụng để tẩm vào mũi tên. Trong khi ở Ấn Độ củ loài cây này được người dân đặt lên cửa sổ để đuổi loài rắn độc ra xa khu vực nhà ở. Ngót nghẻo còn là quốc hoa của Zimbawe. Hiện cây hoa này đang được ứng dụng nhiều trong y học. Tình trạng khai thác quá mức cây ngót nghẻo ở một số nơi như ở Sri Lanka và Orissa (Ấn Độ) khiến loài hoa độc này đang trở nên khan khiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.

Giảm sinh tinh trùng

Cao khô chiết cồn rễ củ cây ngót nghẽo thử trên chuột nhắt gerbil (loại chuột có 2 chân sau dài), cách ngày lại dùng 3mg tiêm vào màng bụng trong 11 ngày. Kết quả là sự sinh tinh trùng giảm hẳn, biểu hiện bằng các ống sinh tinh co ngắn lại, các tế bào Leydig là những tế bào tiết androgen có rải rác trong tinh hoàn, giảm đi so với lô đối chứng.

Gây sảy thai

Lấy một đoạn rễ củ khoảng 1cm, nghiền thành bột nhão, trộn với một nửa thìa cà phê bột hồ tiêu rồi uống với sữa. Tác dụng gây sẩy thai biểu hiện rõ đến thai nhi được 4 tháng tuổi (cần nghiên cứu chính xác hơn).

Gây độc với cá

Cho một ít bột rễ củ ngót nghẽo vào chậu nuôi cá, cá chết rất nhanh.

Kháng khuẩn

Dịch chiết từ rễ củ ngót nghẽo có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus.

Hạ thân nhiệt

Cao khô dịch chiết cồn của toàn cây ngót nghẽo với liều 30mg/kg có tác dụng hạ thân nhiệt ở chuột nhắt trắng.

Tăng thời gian ngủ do pentobarbiton

Cao khô với liều như trên làm tăng thời gian ngủ do tiêm tĩnh mạch 45mg/kg pentobarbiton so với lô đối chứng không dùng thuốc.

Hoa ngot ngheo co doc khong

Hoa ngót nghẻo có độc không? Tăng thời gian ngủ do pentobarbiton

Độc tính cấp

Chiết toàn cây ngót nghẽo bằng cồn 50 độ, sau đó cô dưới áp suất giảm để được cao khô. Tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng thấy LDJ0 = 125mg/kg. Điều này chứng minh cao ngót nghẽo có độc tính khá cao.

Chữa rắn cắn, bọ cạp, côn trùng đốt, trĩ, bệnh ngoài da do ký sinh trùng, hùi

Dùng bột nhão rễ củ, trộn với nước, đắp để giảm đau. Có thể chế biến để uống chữa rắn hổ mang cắn bằng rễ củ ngọt nghẽo thái thành lát mỏng, ngâm trong sữa có muối và bơ rồi phơi trong 5 ngày (ngày phơi, đêm ngâm) để làm giảm độc tính, sau đó phơi đến khô. Khi bị rắn hổ mang cắn, ăn 1 - 2 miếng. Liều uống cho người lớn không được quá 0,5g rễ củ khô một ngày. Nếu hàm lượng colchicin là 0,2% thì với liều lmg colchicin, chưa kể các alcaloid khác như gloriosin và superbin, đã dễ bị ngộ độc..

Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.

comment Bình luận

largeer