Hoa bằng lăng có độc không?

Hoa bằng lăng có độc không? Ở Việt Nam bằng lăng được biết đến là loài cây được trồng làm cảnh nơi công viên, trường học, đường phố. Loài hoa nở rộ ngợp trời vào cuối hè này liệu có độc không hay chỉ đơn giản là cây cảnh làm đẹp cho đường phố, công viên...
06/03/2018 14:08

Đặc điểm cây bằng lăng

Bằng lăng là loài thực vật thuộc họ Lagerstroemia, là một cây hoa mọc tự nhiên ở Phillipin và Ấn Độ.

Bằng lăng là cây bóng mát thân gỗ, thân cây bằng lăng có thể cao 30-35m, đường kính 40-80cm, cành mảnh khảnh, có lông mềm màu hung, lông hình sao, có ở ngọn, sau nhẵn và hình trụ.

hoa bang lang co doc khong

Hoa bằng lăng có độc không? Bằng lăng là loài thực vật thuộc thân gỗ, thường được trồng làm cảnh  ở Việt Nam

Lá bằng lăng hình mũi mác, thuôn dài, hẹp dần, tù ở gốc. Lá cây thường dài 7-14cm, rộng 20-50mm, lá bằng lăng hình bầu dục, tròn ở gốc, nhọn ngắn ở chóp. Lá thường dai, rất nhẵn, hai mặt đều có màu nhạt.

Hoa bằng lăng mọc thành chùm đứng ở ngọn. Nhánh có lông, nụ hoa tròn hồng đỏ. Hoa to khoảng 3cm hay hơn, màu đỏ tím, đài có lông sát, cánh hoa có cuống, nhiều nhị. Thời gian ra hoa khoảng tháng 6.

Ở nước ta bằng lăng mọc hầu hết ở khắp cả nước, tuy nhiên ở nước ta trồng bằng lăng chủ yếu chỉ để làm cảnh và tạo bóng mát. Tuy nhiên loài hoa này ở philippines lại còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Không chỉ để làm đẹp đường phố mà còn vì những lợi ích vô cùng to lớn của loại cây này với sức khỏe con người.

Hoa bằng lăng có độc không?

Nhiều người vẫn thường thắc mắc, hoa bằng lăng có phải đơn giản chỉ là loài cây làm cảnh, và liệu chúng có độc không. Câu trả lời là không, không những chúng không có độc mà còn có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh rất tốt.

Theo kinh nghiệm của người dân  Philippines, không chỉ hoa mà cây bằng lăng có rất nhiều công dụng làm thuốc tùy theo từng bộ phận.

Vỏ cây và lá bằng lăng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh tiêu chảy. Hoa bằng lăng cũng chữa được bệnh tiêu chảy đồng thời giúp lợi tiểu nên rất tốt cho những bệnh nhân bàng quang.

Hạt cây bằng lăng có tác dụng an thần rất tốt. Dùng quả bằng lăng để đắp ngoài trị những tổn thương loét đau ở miệng. Vỏ cây bằng lăng còn có tác dụng như thuốc nhuận tràng nên có thể sử dụng để chữa táo bón.

Đặc biệt là của cây bằng lăng còn được sử dụng để phơi khô làm trà uống chữa bệnh tiểu đường rât tốt. Nhiều  nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lá và quả già của bằng lăng có chứa nhiều axit corosolic. Đây là chất có tác dụng làm giảm đường huyết khi nó vượt quá mức cho phép. Tuy nhiên tác dụng này sẽ cao hơn ở lá già và quả già. Còn với lá non và hoa cũng có tác dụng tương tự nhưng chỉ bằng 70% so với lá già, quả già.

Ngoài ra, các hợp chất tanin như ellagitannins, lagertannins, lagerstroemia trong lá bằng lăng cũng được chứng minh có tác dụng làm hạ đường huyết.

Cách dùng để chữa tiểu đường như sau: Hãm như trà: 50g lá già hoặc 50g quả khô hãm với 0,5 lít nước sôi. Uống ngày 4 - 6 cốc mỗi ngày để phòng và chữa bệnh tiểu đường.

Lợi ích từ bằng lăng đối với sức khỏe

hoa bang lang co doc khong 1

Hoa bằng lăng có độc không? Hoa bằng lăng không độc mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt

Kiểm soát lượng đường trong máu

Trong lá bằng lăng có chứa acid corosolic, đây là yếu tố chính giúp làm giảm lượng đường trong máu. Acid corosolic có tác dụng làm giảm đường huyết khi nó vượt quá mức cho phép tương tự như tác dụng của insulin. Theo như phân tích thì cứ 20g lá và quả khô trong 100 cc nước có tác dụng tương đương với 6 - 7,7 đơn vị insulin.

Theo một số nghiên cứu, acid corosolic giúp phá vỡ phân tử đường và carbohydrate, cung cấp năng lượng cho cơ thể thông qua một quá trình gọi là glycolysis.

Acid corosolic giúp cải thiện sự kết nối giữa insulin và thụ thể insulin, làm giảm các vấn đề về kháng insulin.

Chữa thừa cân, béo phì

Thành phần acid corosolic không chỉ có tác dụng làm giảm đường huyết mà còn được chứng minh là có thể giúp giảm béo phì. Chiết xuất lá bằng lăng có thể ngăn cản sự tồn đọng carbonhydrate, đồng thời nó có thể giảm sự hình thành mỡ hiệu quả.

Chữa ung thư

Acid corosolic trong lá bằng lăng cũng là chất có thể góp phần vào việc điều trị bệnh ung thư. Theo như nghiên cứu khoa học, acid corosolic giúp kích thích sự tiết ra các enzyme diệt tế bào ung thư, dẫn đến gây chết tế bào ung thư.

Giảm hội chứng chuyển hóa

Theo Hội liên hiệp Tim mạch Mỹ thì hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng một người có thể mắc phải và làm gia tăng sự nhạy cảm với các bệnh tim mạch, đột quỵ.

Những tình trạng này bao gồm: huyết áp cao, béo phì, nồng độ cholesterol và triglycerides cao và viêm.

Theo nghiên cứu của Nhật Bản, dịch chiết từ lá bằng lăng có thể giúp giảm huyết áp, chuyển hóa chất béo được trở về trạng  thái bình thường và mức độ viêm tiêu cũng giảm.

hoa bang lang co doc khong 2

Hoa bằng lăng có độc không? Bằng lăng có thể kiểm soát lượng đường trong máu

Chữa bệnh gout

Trong lá cây bằng lăng còn chứa valoneic axít dilactone. Đây là chất có khả năng ức chế xanthine oxidase làm giảm axít uric trong bệnh gút. Do vậy dịch chiết từ lá cây bằng lắng đã được chứng minh là có tác dụng đối với bệnh gout tốt hơn thuốc.

Chữa bệnh đường tiết niệu

Trong lá cây bằng lăng có chứa các thành phần kháng khuẩn, lợi tiểu nên rất tốt với những người bị bệnh đường tiết niệu. Bên cạnh đó chúng còn giúp phòng ngữa cũng như chữa trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Sử dụng lá bằng lăng già đun sôi trong nước và uống thay trà để có tác dụng này.

Hy vọng những chia sẽ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về những tác dụng của cây bằng lăng cũng như chứng minh được hoa bằng lăng không có độc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

comment Bình luận

largeer