Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng đúng cách tại nhà

Trẻ em mắc những bệnh như chân tay miệng thường rất dễ lây lan cho những người khác và biến chứng thành nhiều bệnh khác, chính vì thế bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn cho các bà mẹ cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng đúng cách tại nhà.
30/08/2018 17:16

Dấu hiện nhận biết trẻ bị chân tay miệng

Trước khi đi vào hướng dẫn cách chăm sóc chân tay miệng ở trẻ, thì chúng ta cần phải nắm rõ những dấu hiệu để nhận biết liệu có phải con mình bị chân tay miệng hay không? Dưới đây sẽ là một vài dấu hiệu dễ nhận biết bằng mắt thường nhất.

Empty

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng đúng cách tại nhà. bạn cảm thấy trẻ không được linh hoạt như mọi ngày

Thứ nhất, trẻ có thể sốt nhẹ, thường xuyên chảy nước miếng, cũng như quấy nhiễu hơn mọi khi. Bởi nếu mắc phải bệnh này, trong người trẻ thường cảm thấy rất khó chịu, cơ thể mệt mỏi nên dẫn đến quấy khóc suốt cả ngày.

Thứ 2, bạn cảm thấy trẻ không được linh hoạt như mọi ngày, có nhiều trẻ kèm theo cả ho, chảy nước mũi, có các bóng nước ở niêm mạc má, lợi và cả lưỡi. Do đó sẽ làm trẻ cảm thấy đau khi ăn, hoặc nuốt vì thế thường trẻ sẽ biếng ăn, bỏ bú.

Thứ 3, trẻ có thể kèm theo tiêu chảy, bạn có thể cảm nhận được có một cái hạch dưới hàm của bé. Sau 1 – 2 ngày thì thường sẽ thấy những nốt dạng phỏng nước màu xám, có hình bầu dục ở một số nơi như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và miệng bị loét đỏ.

Cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng an toàn tại nhà

Đối với những trẻ một khi đã mắc phải căn bệnh này, nếu các bậc phụ huynh không biết cách chăm sóc hoặc cho trẻ đi chữa trị kịp thời thì rất dễ khiến trẻ bị nặng hơn, khó chữa hơn. Bởi loại bệnh này biến chứng rất nhanh. Vậy thì cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng như nào là đúng cách và giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Hãy cùng lưu ý một vài lưu ý sau nhé!

Empty

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng đúng cách tại nhà. ạn nên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng

Trước tiên thấy trẻ có triệu chứng của bệnh thì bạn nên đưa trẻ đi đến bệnh viện để khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài những thuốc bác sĩ kê cho thì bạn không được sử dụng thêm những loại thuốc nào khác.

Nếu trẻ ở thể nhẹ, được các bác sĩ chỉ định về nhà điều trị thì các bạn cần chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng cũng như toàn bộ cơ thể của bé sao cho tránh bị nhiễm trùng. Bạn nên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng để có thể loại bỏ những vi khuẩn gây hại. Đối với trẻ khoảng 2 – 3 tuổi thì có thể cho trẻ sử dụng nước muối loãng súc miệng sau mỗi lần ăn.

Về ăn uống: bạn nên cho trẻ uống nhiều nước mát đặc biệt là các loại nước ép trái cây để bổ sung vitamin cho trẻ và ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, sữa chua…  tuyệt đối không cho trẻ sử dụng những đồ uống có vị chua, quá mặn hoặc thức ăn cay nóng. Những thực phẩm này chỉ làm những vết loét trở nên nặng hơn. Ngoài ra, khi con mắc bệnh thì bạn nên cách ly con mình với những đứa trẻ khác để tránh lây bệnh, đối với người lớn thì nên đeo khẩu trang khi chăm sóc trẻ, rửa tay sạch sẽ để hạn chế bệnh có thể lây lan..

Hy vọng rằng sau bài viết này các bậc phụ huynh sẽ có những cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng đúng cách, để giúp bé mau khỏi bệnh và không để lại những biến chứng về sau.

comment Bình luận

largeer