Kéo dài chân mất bao lâu và kéo dài chân có đau không?

Kéo dài chân mất bao lâu và kéo dài chân có đau không? Kéo dài chân không phải là phẫu thuật phức tạp nhằm điều trị cho người chân không dài ngắn không đều nhau, dị tật, viêm xương và giờ đây là nhu cầu thẩm mĩ.
30/03/2018 10:33

Kéo dài chân mất bao lâu và kéo dài chân có đau không? 

Phần lớn người thực hiện phẫu thuật này xuất phát từ sự tự ti về chiều cao làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Về mặt lý thuyết, muốn kéo dài bao nhiêu cũng được, tùy theo nhu cầu bệnh nhân. Song các bác sĩ sẽ tư vấn cho họ chiều dài hợp lý và cân xứng với cơ thể cũng như hạn chế thấp nhất các biến chứng.

Trước đây, muốn kéo dài chân các bác sĩ áp dụng phương pháp cắt xương, xuyên đinh qua xương và lắp khung bên ngoài để căn dãn xương với tốc độ 1mm/ngày. Và để chân được dài theo ý muốn bệnh nhân phải mất tới khoảng 10 tháng, bất tiện trong việc sinh hoạt.

Hiện nay, phương pháp mới được áp dụng, bác sĩ sẽ đặt 1 chiếc định trong ống tủy xương trước khi cắt xương và sử dụng 4 định nhỏ xuyên qua 2 đầu xương. Khi xương dãn đủ chiều dài khung sẽ được tháo bỏ. Bằng cách này thời gian đeo khung chỉ còn 1/4 thời gian so với trước kia.

keo dai chan mat bao lau va keo dai chan co dau khong

Kéo dài chân mất bao lâu và kéo dài chân có đau không? Với phương pháp phẫu thuật mới thời gian nẹp khung chỉ còn khoảng 4 tháng

Ai có thể kéo dài chân?

Kỹ thuật kéo xương áp dụng với người có chiều cao thấp (nữ dưới 1m50, nam dưới 1m60), người có dị tật, thương tật. Phương pháp này không dùng cho người bị chân cao chân thấp quá 3cm.

Độ tuổi thích hợp để kéo dài chân là 20-30 tuổi, lúc đó cơ thể đã hoàn thiện. Và sau 35 tuổi xương bắt đầu lão hóa nên không thuận lợi để kéo dài.

Chân sau khi kéo dài có yếu không?

Kéo dài chân sẽ không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ. Nhưng sau khi phẫu thuật, các phần gân cơ, thần kinh, dây chằng, mạch máu chưa thích nghi hết với tình huống mới. Vì thế cần tập phục hồi chức năng, thời gian tập nhanh hay chậm phụ thuộc vào mỗi người và độ kéo dài.

Khi xương khớp ổn định mọi người hoàn toàn khỏe mạnh có thể sinh hoạt chạy nhảy bình thường.

Phẫu thuật kéo dài chân hết bao nhiêu tiền?

Theo khảo sát tại bệnh viện 108 chi phí kéo dài chân ở mức 35-40 triệu. bao gồm chi phí phẫu thuật, dụng cụ kéo dài chân và thuốc men. Ở các bệnh viện tư, chi phí này cao hơn, khoảng 100 triệu.

Các bước tiến hành kéo dài chân

Theo tài liệu trên website của bệnh viện 108, kéo dài chân không khó song đòi hỏi sự kiên trì và chịu khó mới có kết quả tốt nhất. Về quy trình, người muốn cải thiện chiều cao phải trải qua ba bước, gồm chuẩn bị trước mổ, mổ cắt xương, đặt đinh -khung và kéo dài dần dần sau mổ.

Bước chuẩn bị

Trước khi quyết định mổ, bác sĩ cần thăm khám lâm sàng bệnh nhân để tìm hiểu kỹ về tiền sử bệnh, bao gồm sinh sản, sự phát triển về thể chất tầm vóc trong thời kỳ thiếu niên, thời điểm dậy thì, tiền sử về hormone tình trạng ốm đau lúc nhỏ, bệnh di truyền... 

Bên cạnh đó, việc đánh giá tình trạng tâm lý của bệnh nhân để chỉ định kéo dài chân nâng chiều cao cũng rất quan trọng. Không phải ai cũng được khuyến khích làm phẫu thuật này. Đó phải là những người có tâm lý “mặc cảm” bởi tầm vóc thấp của mình và quan trọng nhất là bệnh nhân này có những kỳ vọng thực tế về những gì phẫu thuật kéo dài chân có thể đem lại cho họ, chứ không đơn thuần là thẩm mỹ. 

keo dai chan mat bao lau va keo dai chan co dau khong

Kéo dài chân mất bao lâu và kéo dài chân có đau không? Thời gian đầu kéo dài chân bệnh nhân sẽ phải chịu đau đớn và bất tiện đi lại

Sau đó, bệnh nhân được làm các xét nghiệm cận lâm sàng và chuyên sâu để loại trừ các bệnh lý của xương, bệnh lý toàn thân khác có chống chỉ định kéo dài chi.

Bệnh nhân cũng được bác sĩ tư vấn giải thích rõ quy trình phẫu thuật, thời gian nằm viện, quá trình điều trị trong và sau khi ra viện, thời gian điều trị, dự kiến những tai biến, biến chứng có thể xảy ra. Bệnh nhân cũng phải hiểu rõ và sẵn sàng tốt, kể cả quá trình tập luyện phục hồi chức năng sau mổ. 

Tiến hành phẫu thuật kéo dài cẳng chân

Sau khi được gây mê, hoặc tê tủy sống, phẫu thuật trải qua 3 bước:

Bước 1: Đóng đinh 

Bác sĩ sẽ rạch da dài khoảng 1,5-2 cm dọc mặt trước gân bánh chè, sau đó dùng dùi 1 lỗ vào ống tủy và khoan ống tủy và đóng một đinh có chiều dài ngắn hơn chiều dài xương chày khoảng 4-6 cm vào ống tủy xương chày. Tiếp đến, bác sĩ sẽ rạch da dài 1 cm ở mặt trong đầu trên cẳng chân để lắp dụng cụ định vị để bắt 2 vít chốt ở đầu trung tâm.

Bước 2: Lắp đặt khung cố định vào cẳng chân

Sau khi đóng đinh vào xương chày, vòng cung phía trên liên kết với 2 đinh Kirschner 2,0 mm được xuyên chéo nhau ở phần sau của đầu trên xương chày, cách khe khớp gối 2 cm, trên đầu đinh nội tủy khoảng 2 - 3mm.

keo dai chan mat bao lau va keo dai chan co dau khong 1

Vòng cung phía dưới liên kết với 2 đinh Kirschner đường kính 2,0 mm được xuyên chéo nhau ở đầu dưới xương chày phía trên khe khớp 2cm và nằm phía dưới đinh nội tủy.

Các đinh Kirschner được căng bằng dụng cụ căng đinh của Ilizarov.Hai vòng khung trên và dưới được liên kết với nhau bằng 3 thanh liên kết có ren ngược chiều. Khi vặn, đẩu cho 2 vòng cung này xa dần nhau ra.

Bước 3: Cắt xương

Cắt xương mác: Xác định vị trí cắt xương mác ở vị trí 1/3G -1/3D xương mác, cách mắt cá ngoài khoảng 10 cm. 

Cắt xương chày: Xác định vị trí cắt xương chày, rạch da dài 2,5 - 3 cm ở dọc ngay phía ngoài mào chày và cách mào chày 0,5 cm, ở dưới lồi củ trước xương chày 4 – 5 cm, dưới vị trí vít chốt trung tâm thứ hai từ trên xuống 2,5 - 3 cm. Dùng đục đục đứt mào chày, sau đó dùng đục có cựa đục đứt thành xương cứng ở phía trước ngoài, trước trong, sau trong, sau ngoài, và cuối cùng là thành sau xương chày.

comment Bình luận

largeer