Tê chân phải do đâu và tê chân phải làm thế nào?

Tê chân phải do đâu và tê chân phải làm thế nào? Chúng ta thường gặp chứng tê chân phải nhưng lại bỏ qua. Tuy nhiên, tê chân phải có thể là biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm không ngờ tới.
28/03/2018 11:30

Nguyên nhân tê chân phải

Tê chân phải là triệu chứng bàn chân cảm thấy đau buốt. Hầu hết triệu chứng này xảy ra do mạch máu bị chèn ép, khiến máu và oxy không lưu thông được hoặc chỉ lưu thông được phần nhỏ.

Tê chân phải xảy ra khi hoạt động ngồi hoặc đứng quá lâu, ngủ sai tư thế. Tuy nhiên, tê chân thường có diễn biến không rõ nguyên nhân vì vậy đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác.

Te chan phai do dau va te chan phai lam the nao 5

Tê chân phải do đâu và tê chân phải làm thế nào? Tê chân phải thường do ngồi hoặc đứng quá lâu

Ở mức độ nhẹ, tê bàn chân phải sau khi đứng hoặc ngồi quá lâu là chuyện bình thường. Do duy trì tư thế quá lâu khiến mạch máu bị tắc nghẽn. Lúc này, lượng máu và oxy cung cấp để nuôi dưỡng tế bào chân không đủ, khiến cho chân bị phù kèm theo tê bì. Hiện tượng này kéo dài khoảng 15 phút sau khi thay đổi tư thế.

Trường hợp ngủ gác lên cao hoặc ngủ trên ghế để thả chân phải lơ lửng cũng có thể khiến người bệnh gặp tình trạng tê chân phải. Khi đặt chân xuống sàn để di chuyển, người bệnh sẽ thấy đau buốt như điện giật. Ở trường hợp tê chân phải này cũng không nguy hiểm.

Trường hợp tê chân phải kéo dài từ đùi xuống bàn chân khiến cho chi dưới tê cứng, khó di chuyển. Khi cả chân bị tê, sờ nắn không còn cảm giác và đi lại cảm nhận đau buốt. Không chỉ vậy, triệu chứng còn kèm theo những cơn đau dọc vùng thắt lưng có thể dẫn đến đau thần kinh toạ. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở phụ nữ từ 30 - 50 tuổi.

Đau thần kinh toạ diễn biến liên tục theo xu hướng ngày càng nặng. Tê chân phải có thể kèm theo những cơn đau âm ỉ hoặc nhói cả ngày, thậm chí có thể làm người bệnh teo cơ và tê liệt nếu không điều trị kịp thời.

Te chan phai do dau va te chan phai lam the nao 4

Phụ nữ mang thai thường xảy ra chứng tê chân phải nhưng không gây nguy hiểm

Chứng tê chân phải có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai và nặng hơn khi thai phụ đứng lâu. Những tháng cuối, chân có thể tê nhiều hơn nhưng đa số không gây nguy hiểm.

Những bệnh lý nguy hiểm mà tê chân phải có thể gây ra

Tê chân phải thường chỉ biết đến do bị chèn ép hoặc đứng quá lâu, ngồi quá lâu một chỗ. Tuy nhiên, chứng tê chân có thể cảnh báo về sức khoẻ:

Thiếu máu não cục bộ

Thiếu máu não cục bộ là một nguyên nhân gây ra chứng tê chân phải. Trường hợp này bệnh nhân thường phát bệnh đột ngột và diễn ra trong thời gian ngắn kèm theo triệu chứng mệt mỏi, đầu choáng váng và đau nhức.

Te chan phai do dau va te chan phai lam the nao

Tê chân phải do đâu và tê chân phải làm thế nào? Tê chân phải có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thiếu máu não cục bộ

Chứng tê chân phải thường gặp ở những người lớn tuổi. Thiếu máu não cục bộ là chứng bệnh rất nguy hiểm có thể dẫn đến ngất xỉu hay đột quỵ, cần đi kiểm tra sức khoẻ để phát hiện bệnh kịp thời.

Bệnh đốt sống cổ

Bệnh này thường gặp ở độ tuổi trung niên hay những người có thói quen ngồi hoặc đứng quá lâu, sử dụng điện thoại và máy tính giữ nguyên tư thế cúi đầu cũng rất dễ mắc bệnh này. Biểu hiện rõ nhất là tê cứng các đầu ngón tay.

Trường hợp ngồi hoặc đứng bất động kéo dài cũng gây ra bệnh lý về đốt sống cổ như thoái hoá đốt sống cổ, viêm đốt sống cổ, tăng sinh, phì đại đốt sống cổ...

Bệnh tiểu đường

Ở những người mắc chứng bệnh tiểu đường nặng, tình trạng tê chân phải sẽ xuất hiện và cần giải pháp chữa trị kịp thời, nhanh chóng. Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm lượng đường trong máu và bổ sung nhiều chất xơ, giảm tối đa lượng bột đường trong khẩu phần ăn.

Te chan phai do dau va te chan phai lam the nao 3

Tê chân phải do đâu và tê chân phải làm thế nào? Tê chân phải có thể do bệnh tiểu đường gây ra

Viêm dây thần kinh ngoại biên

Với trường hợp tê chân phải, khó vận động có thể cảnh báo mắc chứng viêm dây thần kinh ngoại biên. Chứng bệnh này do nhiều nguyên nhân và biểu hiện khác nhau như do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng. Viêm do trúng độc gây cảm giác đau nhức dữ dội.

Cách chữa chứng tê chân phải

Để chân phải lên đùi chân trái rồi dùng tay kéo căng gan bàn chân, kết hợp dùng lòng bàn tay thoa nhẹ gan bàn chân từ 30 - 50 lần.

Miết bàn chân: Dùng đầu ngón tay miến thật mạnh vào các khe xương đốt ngón chân từ 3 - 5 lần, cảm giác đau buốt sẽ thuyên giảm và biến mất.

Te chan phai do dau va te chan phai lam the nao 2

Tê chân phải làm thế nào? Dùng đầu ngón tay để miết thật mạnh vào các khe xương đốt ngón chân

Vuốt đầu gối: Dùng tay vuốt nhẹ xung quanh đầu gốc. Sau đó, ấn 2 ngón tay cái trên gối, di chuyển lên phía đùi, triệu chứng tê mỏi sẽ biến mất.

Ấn bắp chân: Dùng tay nắm bắp chân, ấn 2 ngón tay vào trung tâm giữ khoảng 7 giây, tiếp tục cho 2 ngón tay lên phía trên và lặp lại nhiều lần.

Thay đổi tư thế ngồi: Hiện tượng tê chân thường xảy ra khi ngồi ở tư thế quá lâu gây chèn ép các dây thần kinh ở chân hoặc bàn chân. Vì vậy, nên tránh ngồi trên bàn chân hoặc ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài.

Nới lỏng trang phục: Trang phục mặc chật khiến nửa người dưới có thể cản trở việc lưu thông máu đến chân và gây tê. Vì vậy, nên nới lỏng trang phục và các phụ kiện để máu lưu thông được tốt hơn.

Chườm chân bằng nước ấm: Dùng nhiệt độ thấp có thể gây tê ở bàn chân hoặc ngón chân. Sưởi ấm bàn chân có thể giúp bàn chân hoặc ngón chân hết tê.

Trường hợp áp dụng những phương pháp điều trị trên nhưng không thuyên giảm hoặc phát hiện có những biểu hiện lâm sàng cần đến gặp bác sỹ ngay để xử lý kịp thời.

comment Bình luận

largeer