Kiểm tra doping là gì và tác hại của doping

Kiểm tra doping là gì và tác hại của doping là từ khóa được nhắc đến nhiều nhất sau mỗi trận thi đấu thể thao lớn. Trong sự nghiệp của các vận động viên, cầu thủ ai cũng từng phải trải qua công việc này.
31/01/2018 08:45

Kiểm tra doping là gì?

Doping là tên gọi chung của các chất kích thích cơ thể. Có 4 dạng doping phổ biến là:

Chất kích thích: amineptin, amiphenazole, amphetamines, bromantan, caffeine... và các đồng đẳng. Nhóm chất này có nguồn gốc từ những thành phần trong dược phẩm trị cảm cúm phổ thông. Tác dụng làm kích thích, mất cảm giác mệt mỏi, tăng phản xạ tủy và tăng hoạt động của cơ. Tuy nhiên sau khi được kích thích thì cơ thể thường mệt mỏi hơn, dễ bị ngộ độc và tử vong.

Chất giảm đau gây nghiện: morphin, buprenorphine, methadone, pethidine, diamorphine (heroin)... và các đồng đẳng. Là thuốc có nguồn gốc từ ma tuý như morphin, methadon, pethidin, codein, dextropro- poxyphen… Khi xét nghiệm nước tiểu vận động viên có các chất thuộc nhóm này thì không chỉ quy là doping mà còn đồng nghĩa với sử dụng ma túy.

kiem tra doping la gi va tac hai cua doping

Kiểm tra doping là gì? Đây là công việc để đảm bảo tính công bằng trong thi đấu thể thao

Chất tăng đồng hoá: nandrolone, clostebol, metandienone, stanozolol... và các đồng đẳng. Bản chất đây là chất dẫn của hormone sinh dục nam testosteron để làm gia tăng đồng hóa chất đạm, tăng thể tích và sức mạnh của cơ bắp vận động viên.

Chất lợi tiểu: bumetanide, acetazolamide, chlortalidone, etarynic acid... và các đồng đẳng. Gồm có: Furosemid, hydroclorothiazid, spironolacton, amilorid, triamteren, clortalidon… Các thuốc này cũng giúp cho vận động viên cải thiện tình trạng tim mạch đáng kể nhưng lại bất hợp pháp trong thi đấu.

Các phương pháp doping bao gồm:

- Doping “máu” - truyền máu hoặc các chế phẩm tương tự chứa hồng cầu nhằm làm tăng lượng hồng cầu trong máu vận động viên, ngoài mục đích điều trị

- Sử dụng ozon

- Các phương pháp lý hóa - sử dụng các biện pháp nhằm làm sai lệch kết quả xét nghiệm thực đối với mẫu nước tiểu, có thể bằng cách sử dụng các chất ức chế bài tiết thận.

Doping là chất cấm trong các trận thi đấu thể thao bởi nhờ doping, tốc độ tuần hoàn máu và khối lượng máu chảy về tim sẽ nhanh hơn, vận động viên sẽ được tăng thể lực và sự tập trung. Nếu tình trạng này diễn ra phổ biến sẽ mất đi tính công bằng trong thi đấu và bên cạnh đó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của vận động viên.

Tác hại khi sử dụng doping

- Vận động viên nữ bị nam hóa. Khi sử dụng thuốc tăng đồng hóa có nguồn gốc từ kích dục nam testosterone để tăng sức mạnh cơ bắp, các vận động nữ dần sẽ có những biểu hiện như giọng nói trầm, mụn nổi nhiều, râu bắt đầu mọc, rối loạn kinh nguyệt. Còn đối với vận động viện thì bị teo tinh hoàn, giảm tinh dịch thậm chí liệt dương. Có một số trường hợp bị suy thận, suy gan, gan ứ huyết, ung thư gan...

- Cơ bắp yếu dần và to đầu các chi. Bên cạnh mục đích trước mắt là tăng sức bền cho vận động viên nhưng tiềm ẩn sẽ khiến cơ yếu dần đi, to đầu các chi và gây ra bệnh tiểu đường.

kiem tra doping la gi va tac hai cua doping

Tác hại khi sử dụng doping sẽ khiến cơ thể yếu dần, mắc nhiều chứng bệnh như run tay, đái tháo đường

- Khiến cơ thể run rẩy. Khi vận động viên sử dụng nhiều doping sẽ gây ra hội chứng run rẩy, mất ngủ dẫn đến suy nhược thần kinh, thiếu tự tin.

- Gây mẩn ngứa, sốt. vận động viên áp dụng phương pháp này có thể bị tán huyết, sốt, nổi mẩn ngứa, suyễn nặng, nhiễm khuẩn gan, hoặc nhiễm HIV. Thêm vào đó, nếu truyền vào cơ thể một lượng hồng cầu quá lớn, có thể dẫn đến nghẽn mạch máu, gây ảnh hưởng cục bộ, hoặc thậm chí tử vong.

comment Bình luận

largeer