Quả me có tác dụng gì?

Quả me có tác dụng gì? Quả me là loại thực phẩm quen thuộc của nhiều bà nội trợ có vị chua và được đánh giá là dược liệu quý cần được bảo vệ.
11/02/2018 12:53

Giá trị của quả me

Trong sách tài liệu về thảo dược, cây me là một loại cây nhiệt đới, có nguồn gốc ở miền đông Châu Phi được trồng nhiều hơn ở Châu Á và Mỹ Latinh.

Me là loài cây thân gỗ, nhiều lớp gỗ lõi cứng, màu đỏ sẫm và lớp dác gỗ mềm có màu ánh vàng. Lá có dạng lá kép lông chim. Hoa mọc thành dạng càng màu trắng hoặc vàng.

Qua me co tac dung gi 3

Quả me có tác dụng gì? Cùi thịt của quả me có tác dụng như một loại thuốc quý

Cùi thịt của quả me có tác dụng như một loại gia vị quý trong ẩm thực, chứa thành phần quan trọng làm nên món nước sốt Worcestershire và nước sốt HP ở Ấn Độ.

Cùi thịt quả me non có vị chua khi chín có vị ngọt được áp dụng nhiều để làm đồ ăn tráng miệng, đồ uống, món ăn chính...

Trong quả me có chứa glucid (đường, pectin) khoảng 10%, acid citric và tartric tự do, 8% bitartrat acid kali, có tác dụng nhuận tràng, còn có dấu vết của acid oxalic.

Qua me co tac dung gi

Quả me có tác dụng gì? Quả me có chứa glucid cùng nhiều khoáng chất tốt khác

Trong Đông y, quả me có vị chua, tính mát giúp thanh nhiệt giải độc, giải nắng tốt cho tiêu hoá, lợi trung tiện và nhuận tràng. Cơm quả thường dùng tươi hay làm mứt. Dùng pha nước đường uống, ngày dùng khoảng 2 - 6g.

Trái me cũng góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất…

Trong 100mg quả me có chứa khoảng 30 IU vitamin A; 0,34mg vitamin B; 0,14mg vitamin B2; 1,2mg niacin; 2mg vitamin C; 74mg canxi; 2,8mg sắt; 113mg photpho; 0,6mg chất béo; 62,5mg carbohydrates; 2,8mg protein cùng năng lượng 239 calo.

Quả me chỉ định và phối hợp

Quả me dùng ăn tươi hoặc làm mứt, pha nước đường uống giúp chống bệnh hoại huyết, đau gan vàng da và chống nôn oẹ.

Ở Thái Lan, quả me được dùng để trị bệnh khi bị rối loạn của mật, nước hãm dùng uống trị sốt rét, tốt cho tiêu hoá.

Ở Trung Quốc, quả me được dùng để trị viêm dạ dày mạn tính, thực tính, tiêu hoá không bình thường, đau khối u ở bụng. Hơn nữa, quả me còn có tác dụng đàm ẩm, phụ nữ có thai nôn mửa, trẻ con cam tích, bệnh giun đũa, dự phòng trúng nắng.

Quả me có tác dụng gì?

Bên cạnh việc dùng làm nước uống thanh nhiệt hiệu quả, quả me còn có công dụng làm thuốc để chữa một số bệnh khá hiệu quả.

Trong quả me có chứa khoảng 14% acid tartaric và một số nhỏ malic acid. Chúng giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do nắng nóng hay buồn nôn, giảm khẩu vị do mang thai. Trái me góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, vị chua mặn giúp giải nhiệt…

Phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn

Phụ nữ mang thai có triệu chứng nôn nghén thường chán ăn vì vậy có thể dùng nước cơm quả me rất tốt. Dùng khoảng 30g quả me xanh với 10g đường trắng. Me đã cạo vỏ cho vào nồi nấu với 300ml nước, đến khi cạn còn khoảng 200ml thì chắt nước bỏ bã. Cho đường pha đều ngày chia uống 3 lần. Uống trong 3 ngày liên tiếp hoặc ngậm 5 - 7 lần ô mai me.

Qua me co tac dung gi 2

Quả me có tác dụng gì? Quả me có tác dụng tốt với phụ nữ mang thai có triệu chứng nôn nghén

Với những mẹ bầu chán cơm hay nôn nghén có thể ăn mứt me hoặc sắc quả me lấy nước uống rất tốt.

Chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hoá

Quả me xanh đem cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, giã nát với gừng tươi đến khi nhuyễn thì bỏ xơ thêm đường vừa đủ. Đun nhỏ lửa và đảo đều, trộn với bột cam thảo vừa đủ khô. Vo viên lại như ô mai, ngày ngậm 3 - 6 lần.

Tác dụng nhuận tràng

Quả me có lớp vỏ ngoài cứng dễ vỡ, chứa một chất cơm màu đỏ nâu, vị chua ngọt. Cơm có chứa khoảng 10% axit hữu cơ, pectin, kali bitartrat có tác dụng nhuận tràng.

Ngoài ra, chúng còn có tác dụng trị táo bón hiệu quả. Thành phần sữa me giúp chữa bệnh kiết lỵ bằng cách tán nhuyễn hạt me chung với một ít đường và thì là để dùng từ 2 - 3 lần/ngày. Nhờ đặc tính y học cao, trái me được dùng để trị một số bệnh lý liên quan đến dạ dày hoặc đường tiêu hoá hiệu quả.

Chống oxy hoá

Me là một nguồn chất chống oxy hóa phòng chống ung thư. Quả me có tác dụng hạ cholesterol và tăng cường sức khoẻ tim mạch. Trong hạt me có chứa các chất chống oxy hoá nhờ oligomeric proanthocyadin, thành phần hóa học tương tự có trong hạt nho.

Trị sốt rét

Quả me có tác dụng hạ sốt và chống bị cảm lạnh. Dùng một ít thịt me rồi đỏ một lít nước sôi vào uống trong 1h đồng hồ. Có thể hoà thêm chút mật ong để dễ uống hơn giúp giảm nhiệt độ trong vài giờ.

Trị chảy máu chân răng

Dùng khoảng 3 - 5g thịt từ quả me chín pha với một chén nước ấm uống trong ngày, dùng vào buổi sáng sau bữa ăn. Uống liên tục trong 7 ngày.

Qua me co tac dung gi 5

Quả me chín được dùng để trị chảy máu chân răng

Ngoài ra, có thể dùng khoảng 20g quả xanh nạo vỏ đun với hai bát nước, ngày chia uống làm 2 lần trong ngày. Có thể cho thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống. Uống liên tục trong 5 - 7 ngày.

Chữa trị bệnh gan mật vàng da

Dùng thịt quả me 20 - 120g pha đường đủ ngọt để uống trong ngày. Đối với trẻ em 3 tuổi: 5g, 5 tuổi: 10g, 12 tuổi: 30g. Quả me nghiền nát bỏ xơ.

Trộn 125g đường với 50g thịt quả me để đun. Uống loại nước này chữa trị sỏi mật. Người Đồng Tháp Mười dùng hạt rang vàng xay thành bột mịn để đun nước uống.

Tác dụng lợi mật

Thịt quả me được kết hợp với mật ong, sữa, gia vị hoặc trái chà là còn có tác dụng kích hoạt hữu hiệu hoạt động của túi mật.

Chữa sốt do nắng nóng

Dùng nước sôi để vào thịt me để khoảng 1h đồng hồ. Tiếp tục, cho thêm mật ong ấm vào uống thanh nhiệt, hạ nhiệt độ cơ thể.

Dùng 15g quả me xanh đã nạo vỏ, đem đun khoảng 1 bát nước, khi sôi dầm nát quả me, sau đó bỏ vỏ và hạt, chắt lấy nước, khi uống pha thêm mật ong. Bài thuốc này, giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng, người bệnh cảm thấy thèm ăn.

Giúp giảm đau nhức xương khớp

Dùng 100g quả me xanh, đem đun với nước, khi chín vớt ra dầm nát lấy phần thịt (bỏ vỏ và hạt), để nguội trộn với muối đã giã nhỏ thoa đều lên chỗ xương khớp đau nhức, nên thoa vào trước các giấc ngủ trưa và tối. Mỗi liệu trình trong 7 ngày.

Qua me co tac dung gi 6

Quả me có tác dụng gì? Quả me xanh có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp

Thịt me, lá và hoa được kết hợp với nhau trong nhiều bài thuốc đông y để đắp vào các khớp bị đau và sưng.

Viêm kết mạc

Me có thể được sử dụng để chữa bệnh viêm kết mạc. Thuốc nhỏ mắt được làm từ hạt me giúp điều trị hội chứng khô mắt vì có chứa chất polysaccharide - chất kết dính, cho phép bám vào các bề mặt của mắt lâu dài hơn so với các chế phẩm mắt khác.

Tốt cho tiêu hóa

Me giúp kích thích cơ thể tiêu hóa thức ăn.

Tiêu chảy và bệnh lỵ

Lớp vỏ màu đỏ bao phủ bên ngoài hạt me còn là một liệu pháp khắc phục hiệu quả chứng tiêu chảy và bệnh lỵ.

Chữa rôm sảy, mẩn ngứa

Quả me được dùng làm liều thuốc để chữa bệnh viêm da. Trẻ em mùa hè rôm sảy, mẩn ngứa dùng một nắm là me, rửa sạch nấu nước tắm hàng ngày. Kem thoa và thuốc đắp chế biến từ vỏ cây me có tác dụng giảm đau nhức ngoài da vì chứng phát ban.

Tẩy giun

Hạt me 4 - 8g, quả giun 6 - 12g sao vàng tán bột uống, uống liền trong ba ngày vào lúc sáng sớm.

Hạt me rang chín tán bột 190g, 160g bột quả giun (sử quân tử đã bào chế kỹ tránh gây nấc), đường vừa đủ làm viên bằng hạt ngô. Mỗi sáng 3 viên uống 3 sáng liền. Không phải dùng thuốc tẩy.

Chảy máu ngoài da

Cầm máu bằng rắc bột vỏ cây me hoặc giã đắp.

Trị tiểu đường

Quả me rừng 15 - 20g, ướp với muối ăn và uống hằng ngày.

Trị nước ăn chân

Lấy quả me rừng giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn.

Chữa rắn cắn

Lấy vỏ cây me rừng giã nát pha chút nước rồi ép lấy nước cốt uống còn ba đắp nơi rắn cắn.

Khử trùng hiệu quả

Ăn quả me đề phòng tình trạng bị thiếu hụt vitamin C trong cơ thể. Thịt của quả me kết hợp với nước sẽ tạo thành chất keo giúp hệ bài tiết hoạt động tốt, còn kết hợp với muối giúp thuốc thoa giúp trị đau nhức xương khớp. Nước súc miệng chế xuất từ quả me có tác dụng ngăn ngừa đau rát cuống họng. Đắp thịt me lên vết thương bị viêm tấy sẽ có kết quả tốt. Nước sắc từ quả me còn giúp khử trùng đường ruột. Hạt me giúp trị tiêu chảy, giun sán và loại trừ những ký sinh trùng sống bám trong đường ruột chỉ sau 48 giờ.

Qua me co tac dung gi 4

Trong quả me xanh chứa hàm lượng vitamin C cao có thể khử trùng hiệu quả

Hỗn hợp chiết xuất từ lá me và cồn 95o giúp ngừa vi khuẩn gây các bệnh như dịch tả, sốt…

Cách bảo quản

Me chua quý nhưng có mùi vì vậy thường dùng muối me để có me xài quanh năm. Muối me: trái chín, bỏ vỏ chỉ lấy thịt trái đặc sệt nâu sậm, chua thơm cho muối vào giữ chống hư mốc. Ở miền Nam, nhất là trên những vùng đất cây me có từ lâu đời, trái nhiều người ta làm me muối từ lâu.

Nếu muốn bảo quản cơm quả me dùng dần, có thể làm xirô me như sau: me chín đem về bóc vỏ ngoài, lấy 200g cơm quả nghiền nát, bỏ hết xơ, trộn với 200ml nước đun nhỏ lửa, khuấy đều cho đến khi gần quánh.

Đun 1,5kg đường kính trắng với một lít nước đến sôi, vớt bọt nổi ở trên, lọc nóng ta được xirô. Trộn dịch me đã nấu với xirô tỷ lệ 1/2, ta có xirô me. Khi dùng pha một phần xirô me với 3 - 4 phần nước đun sôi để nguội.

Nước cốt me còn là một chất tẩy hữu hiệu cho các vật dụng trong gia đình có chất liệu là đồng thau, đồng hoặc các kim loại khác.

 
comment Bình luận

largeer