Lá ngón độc cỡ nào và hình dạng nhận biết lá ngón

Lá ngón là loại cây mọc nhiều ở vùng núi nước ta và có khả năng gây chết người rất nhanh. Việc nhận biết cây lá ngón với các loại cây rừng khác sẽ giảm thiểu được ca ngộ độc, tử vong.
24/04/2018 11:11

Lá ngón độc cỡ nào?

Lá ngón hay còn gọi là cây co ngón, rút ruột, đoạn trường thảo mọc phổ biến ở khu vực rừng núi nước ta. Trong loại cây này có thành phần là chất alkaloid chứa trong toàn bộ cây, độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân cây.

Alkaloid là hợp chất hữu cơ có chứa dị vòng nitơ có tính bazơ, thường gặp ở trong nhiều loài thực vật và đôi khi còn tìm thấy trong một vài loài động vật. Đặc biệt, alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là hệ thần kinh. Một lượng nhỏ alkaloid cũng có thể gây chết người.

Nếu một người không may ăn nhầm lá ngón thì chất này hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa (5-30 phút). Bởi vậy thời gian tử vong chỉ từ 1-7 tiếng.

la ngon gay chet nguoi the nao

Lá ngón độc cỡ nào. Khi ăn nhầm lá ngón, con người sẽ tử vong trong 1-7 tiếng

Một nghiên cứu về lá ngón của trường Đại học Đà Lạt cho thấy giã lá ngón thành nước (10 g lá , 10 ml nước) cho chuột uống 3 giọt, sau 9 phút chuột chết vì co giật. Con người chỉ cần ăn ba lá hoặc một lá với một chút rượu sẽ mất mạng.

Không cần ăn vào ruột, thậm chí nhựa của cây dính vào đồ ăn hay vết thương hở cũng sẽ gây ra các triệu chứng ngộ độc.

Các triệu chứng ngộ độc lá ngón như: khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, sau đó dẫn đến mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.

Hình dạng nhận biết lá ngón

Trong các tài liệu y học cổ truyền, cây lá ngón có tên khoa học là Gelsemium elegans Benth, được mô tả như sau:

Thân cây có khía. Cành non màu xanh lục nhạt không có lông. Cành già màu xám nâu nhạt. Lá mọc đối, không lông, hình trứng hay hình trứng mũi mác, đầu nhọn, mép nguyên, xanh nhẵn bóng, mép lá nguyên, dài 7 - 12 cm.

Hoa mọc thành xim đầu cành hay kẽ lá. Năm cánh hoa màu vàng, tràng hoa hình phễu, ra hoa trong khoảng từ tháng 5 - 12. Quả là dạng quả nang, hình thon elíp hay hình trứng, nhẵn, không có lông, màu nâu.

Hạt nhỏ cỡ 0,5 cm, dạng từ hình elíp tới hình thận, màu nâu nhạt, phần giữa có lông, có diềm cánh mỏng xung quanh giúp phát tán theo gió.

la-ngon gay doc nhu the nao

Hình dạng nhận biết lá ngón rất dễ nhầm lẫn với cây chè vằng

Phân biệt lá ngón và chè vằng

Hình dáng của cây chè vằng và lá ngón khá giống nhau nên nhiều người nhận nhầm tưởng 2 cây là 1. Trên thực tế thì 2 cây này hoàn toàn khác biệt, 1 cây chữa bệnh tốt, 1 cây gây ngộ độ.

- Lá chè vằng mọc đối, hình hơi mác, đầu lá nhọn, cuống lá tròn, mép lá không bị xẻ. Trên bề mặt lá có nổi 3 gân lớn, 2 gân uốn theo mép lá, càng lên trên lá càng nhỏ.

- Thân cây chè vằng thường nhẵn và có màu lục, đường kính thân nhỏ và thường không to quá 6mm, nhưng lại có thể vươn dài tới hàng chục mét, thân cây phân làm nhiều đốt và chia làm nhiều nhánh, cành.

- Hoa cây chè vằng sẽ có màu trắng, có 10 cánh và thường mọc thành xim ở đầu cành.

- Quả chè vằng có dạng hình cầu, khi chín quả có màu vàng, kích thước tương đương hạt ngô, bên trong quả có 1 hạt rất chắc chắn.

Cách sơ cứu khi ăn lá ngón

- Khi phát hiện bệnh nhân có biểu hiện ngộ độc lá ngón thì cần quan tâm đến hệ hô hấp. Đặt người bệnh nhân nằm nghiêng, hút sạch đờm rãi và kết hợp các biện phát làm đường thở thông thoáng, liệu pháp oxy, đặt ống nội khí quản, thở máy nếu cần, duy trì mạch, huyết áp.

- Bằng mọi cách nhanh nhất loại bỏ được chất độc ra khỏi cơ thể người bệnh như gây nôn, rửa dạ dày...Thậm chí bác sĩ có thể dùng than hoạt tính để hấp thụ các chất độc trong đường tiêu hóa.

la-ngon gay doc nhu the nao.jpg 1

- Thực hiện các biện pháp hồi sức hô hấp như thở oxy, thở máy quá ống nội khí quản, hồi sức tuần hoàn, đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm nếu có thể.

- Bệnh nhân được chỉ định dùng các thuốc nâng huyết áp, điều trị các rối loạn nhịp tim, chống suy thận cấp bằng truyền dịch và lợi tiểu liều cao, lọc máu, bồi phụ đủ nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan, điều chỉnh các rối loạn khác như rối loạn đông máu (nếu có) cũng như đảm bảo nuôi dưỡng, săn sóc chống loét, kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

comment Bình luận

largeer