Thời gian ủ bệnh chốc lở ở trẻ em bao lâu?
Bệnh chốc lở là gì?
Chốc lở là bệnh nhiễm trùng da phổ biến thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên ở người lớn cũng có thể mắc phải bệnh này. Đây là căn bệnh nhiễm trùng thường do 2 loại vi khuẩn gây ra là tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn.
Bệnh chốc lở thường xảy ra vào mùa hạ và mùa thu, nhất là khi thời tiết nóng bức cơ thể ra nhiều mồ hôi.

Thời gian ủ bệnh chốc lở ở trẻ em bao lâu? Trẻ em là đối tượng dễ mắc chốc lở
Chốc lở thường xuất hiện ở mặt, tay chân, luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
bình thường vi khuẩn Staphylococus có thể sống trên cơ thể một cách vô hại. Nhưng nếu da trẻ bị tổn thương, trầy xước hoặc bệnh tràm thì những vi khuẩn này sẽ có điều kiện gây nhiễm trùng cho những mô ở sâu hơn.
Biểu hiện của bệnh chốc lở là tình trạng viêm đỏ, phồng rộm. Những nốt viêm này có thể bị vỡ hay rỉ nước rồi phát triển thành một tổn thương nổi màu vàng nâu. Những vùng bị viêm có thể lây lan bất cứ khu vực nào trên cơ thể, chủ yếu xuất hiện quanh miệng và mũi.
Trẻ có thể bị lây qua đường tiếp xúc, dùng chung và chơi chung đồ. Bệnh dù không nguy hiểm và tổn thương da lâu dài những có tốc độ lây lan rất cao.
Thời gian ủ bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở có thời gian ủ bệnh từ 1-3 ngày, tình từ ngày trẻ bị nhiễm khuẩn tới lúc phát bệnh. Sau thời gian ủ bệnh, chốc lở sẽ phát triển theo các giai đoạn:
- Da trở lên ngứa và ửng đỏ
- Xuất hiện các sang thương và những vết phồng rộp. Những nốt phồng này thường xuất hiện quanh mũi và miệng.
- Khi sang thương vỡ ra sẽ chảy dịch vàng nhầy.
- Sang thương bắt đầu đóng vảy ướt nổi gồ lên da mặt.
- Vẩy khô dần và tróc
- Da lành hoàn toàn sau vài ngày.
Các thể bệnh chốc lở ở trẻ thường gặp
Bệnh chốc lở có nhiều thể khác nhau, và tùy từng thể bệnh sẽ gây triệu chứng không giống nhau:

Thời gian ủ bệnh chốc lở ở trẻ em bao lâu? chốc lở có 3 thể thường gặp ở trẻ em
- Chốc ở dạng phỏng nước: Lúc này trẻ sẽ xuất hiện các nốt phỏng nước ở bàn tay, cổ, bụng. Những nốt phỏng này hầu như không gây đau và không loét. Tuy nhiên chốc lở phỏng nước gây ngứa và thời gian bệnh thường kéo dài hơn.
- Chốc lở truyền nhiễm: Bệnh nhân sẽ mọc mụn đỏ trên má, trán, quanh mũi và miệng, kèm theo triệu chứng sưng hạch ở quanh vùng có vết chốc lở. Đây là thể phổ biến nhất ở trẻ em và có khả năng lây lan nhanh khi mụn vỡ.
- Chốc ở thể mủ: Đây là thể bệnh đã ăn sâu vào lớp bì gây mụn đa, chứa nhiều dịch có mủ, vết loét sâu. Quan sát sẽ thấy trên vết mủ có vảy dày, cứng màu vàng xám. Bên cạnh đó trẻ cũng có triệu chứng sưng hạch ở quanh vết chốc lở như ở thể truyền nhiễm.
Biến chứng bệnh chốc lở ở trẻ em
Nếu trẻ bị chốc lở do viêm cầu khuẩn thì có thể gây ra viêm cầu thận. Viêm cầu thận xảy ra khi phát chốc lở khoảng 2 tuần. Lúc này trẻ sẽ có những biểu hiện như: phù mặt, nhất là phù mi mắt, đi tiểu ít, có máu trong nước tiểu, tăng huyết áp, cứng khớp và đau khớp. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 6 - 10 tuổi. Ở người lớn, các triệu chứng thường nặng hơn.
Bệnh có thể gây biến chứng viêm mô tế bào: Bệnh viêm đến các mô bên dưới da và lan đến hạch bạch huyết và vào máu. Nếu không được điều trị, viêm mô tế bào có thể nhanh chóng đe dọa tính mạng người bệnh. Bệnh còn gây biến chứng sẹo, nám da.
Tình trạng nhiễm trùng sẽ nặng hơn và có thể gây sốt, sưng hạch, khó chịu nếu một vùng da rộng lớn bị vi khuẩn gây nhiễm. Ở trường hợp nặng hơn bệnh có thể gây nhiễm trùng toàn thân. Bệnh chốc lở có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời.
Phòng bệnh chốc ở trẻ
Bệnh chốc nở nếu nặng và không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nặng gây tử vong. Do đó mà việc phòng bệnh rất quan trọng.
- Luôn giữ da sạch sẽ bằng cách tắm hàng ngày với nước sạch.
- Điều trị tích cực vết thương, vết xước, vết côn trùng cắn trên da bằng cách rửa sạch vết thương, dùng thuốc sát khuẩn, mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Bệnh nhân chốc lở cần được cách ly ở phòng riêng, dùng riêng các đồ dùng sinh hoạt như chăn màn, khăn tắm, chậu rửa mặt... để tránh lây lan cho người khác.
- Phải giặt quần áo, đồ vải và khăn của bệnh nhân riêng và khử khuẩn bằng cách luộc sôi từ 5 - 10 phút. Người chăm sóc bệnh nhân cần đeo găng tay khi tiếp xúc, thay băng...
- Trẻ bị bệnh cần được cắt móng tay ngắn để tránh trầy xước da khi trẻ gãi. Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch với xà phòng sát khuẩn.

Thời gian ủ bệnh chốc lở ở trẻ em bao lâu? Bệnh chốc lở có thể gây biến chứng nguy hiểm nguy hiểm đến tính mạng, nhất là trẻ sơ sinh
Cách chữa bệnh chốc lở
Bột vỏ dưa hấu
Đầu tiên dùng 75% cồn nhẹ và 1% dung dịch I-ỗt xoa vào các vùng da xung quanh chỗ chốc lở. Dùng nước muối hoặc dung dịch Pemanganat với tỉ lệ 1: 5000 để rửa bề mặt chỗ chốc lở, tuyệt đối không dùng nước trắng để rửa.
Sau khi rửa xong rắc bột vỏ dưa hấu xung quanh vết chốc lở ( không đụng tay vào) sau đó băng lại.
Mỗi ngày rắc bột lên vết chốc 1 - 2 lần, 3- 5 ngày sau các nốt chốc lở sẽ tạo vảy, bong ra là khỏi.
Canh thịt nấu sinh địa, thổ phục linh
Nguyên liệu: Sinh địa 30g, thổ phục linh 60g , thịt lợn nạc 120g, gia vị.
Cách làm: thịt lợn đem thái con chỉ. Các vị thuốc bọc vào túi vài rồi cho vào nồi nước đun sôi. Khi sôi nước cho thịt vào rồi đun sôi.
Cho tiếp hành hoa, gừng, rượu trắng vào đun đến khi chín nhừ. Vớt bỏ túi thuốc và cho dầu ăn, muối gia vị vào khuấy đều. Món canh này thanh nhiệt, giải độc.
Chè hoa cúc, kim ngân hoa
Nguyên liệu: Kim ngân hoa, sơn tra, hoa cúc (mỗi loại 10g), mật ong 50g, dầu vừng.
Cách làm: Đun các vị thuốc trên 30 phút rồi lọc lấy nước. Tiếp tục đổ mật ong vào nồi khác đun sôi. Sau đó rót nước thuốc và dầu vừng vào khuấy đều, rồi lọc lấy nước và để nguội.
Mỗi lần uống 1 thìa, uống 3 lần/ngày. Món chè này có tác dụng giải biểu, thanh nhiệt giải độc.
Bệnh chốc lở cần kiêng gì?
- Không tắm gội trong thời gian điều trị. Khi vảy mụn dày nên bôi thuốc làm mềm, không cạy vảy, tránh chảy máu gây nhiễm trùng.
- Không ở nơi nhiều ruồi muỗi, cần chọn địa điểm vui chơi ngoài trời thích hợp…
- Không ăn chất cay, tôm, cua, thịt hầm. Nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ, ít chất kích thích và ăn nhiều rau xanh.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hẹp bao quy đầu - Hiểu đúng để không bỏ lỡ “thời điểm vàng” can thiệp
Một tình trạng tưởng như đơn giản, song hẹp bao quy đầu nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí là sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ sau này. BS CKI Bùi Ngọc Lâm, Chuyên khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa An Việt cảnh báo, phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan.May 30 at 5:09 pm -
Bộ đôi dưỡng trắng "đỉnh cao" từ Medicnarci: Giải pháp cho làn da trắng sáng căng bóng chuẩn Hàn
Làn da trắng sáng căng bóng "chuẩn Hàn" đã trở thành tiêu chuẩn vẻ đẹp không thể chối bỏ trong thế giới skincare hiện đại. Đứng trước hàng ngàn lựa chọn trên thị trường, bộ đôi "vàng" của Medicnarci Korea - Kem dưỡng trắng đa năng All In One và Sữa dưỡng sáng bóng Milklight Ampoule đã chiếm trọn niềm tin của giới trẻ nhờ khả năng mang lại hiệu quả vượt trội chỉ trong thời gian ngắn khi sử dụng sản phẩm.May 30 at 4:07 pm -
Giải pháp chuyên sâu phục hồi da với tinh chất PN Collagen B.A.P - Medicnarci từ Hàn Quốc
Trong thế giới làm đẹp không ngừng chuyển động, nơi mà xu hướng thay đổi từng ngày và nhu cầu về làn da khỏe đẹp ngày càng được đặt lên hàng đầu, PN Collagen B.A.P - Medicnarci đã ra đời như một “vũ khí tái sinh” mới dành cho làn da phụ nữ hiện đại.May 30 at 4:06 pm -
Mở khóa vẻ đẹp căng bóng từ tầng sâu với Glass One - Medicnarci Korea
Năm 2025 đánh dấu sự lên ngôi của xu hướng làm đẹp tự nhiên, làn da căng bóng, khỏe mạnh từ sâu bên trong trở thành chuẩn mực mới được hàng triệu phụ nữ theo đuổi. Trong hành trình chạm đến làn da trong suốt như gương, một cái tên đang tạo nên làn sóng mạnh mẽ trong giới thẩm mỹ chuyên nghiệp: Glass One - Medicnarci - dòng sản phẩm cao cấp đến từ thương hiệu dược mỹ phẩm Hàn Quốc Medicnarci Korea.May 30 at 3:20 pm