Mối tương quan giữa từng loại thực phẩm và nguy cơ đột quỵ
Tuy nhiên, chuyên gia dịch tễ học Tammy Tong tại Đại học Oxford (Anh) lưu ý không phải mọi ca đột quỵ đều giống nhau. Trong nghiên cứu mới, bà và đồng sự phát hiện có mối liên hệ giữa từng nhóm thực phẩm nhất định với 2 loại đột quỵ phổ biến: đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết.
Chiếm 87% các trường hợp, đột quỵ do thiếu máu cục bộ xuất hiện khi động mạch bị tắc nghẽn, cản trở nguồn máu giàu ôxy tới não. Trong khi đó, đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi động mạch máu não bị vỡ, khiến máu tràn vào mô não và gây tổn thương não.

Ảnh minh họa
Báo cáo trên tạp chí Tim mạch châu Âu, Tiến sĩ Tong cho biết nghiên cứu sử dụng dữ liệu của hơn 418.329 công dân ở 9 quốc gia châu Âu (Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Ý, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Anh) tham gia chương trình điều tra về ung thư và dinh dưỡng châu Âu (EPIC). Trong thời gian theo dõi hơn 12 năm, có tổng cộng 4.281 trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ (tử vong hoặc không), 1.430 trường hợp đột quỵ do xuất huyết não và 7.378 trường hợp đột quỵ kết hợp (do thiếu máu cục bộ, xuất huyết não hoặc không xác định).
Sử dụng công cụ thống kê, nhóm nghiên cứu ước tính tỷ suất rủi ro đột quỵ với mức tiêu thụ thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, chế phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc, rau củ, trái cây, các loại đậu, quả, hạt khô... Họ phát hiện ăn nhiều trái cây, rau, chất xơ, sữa, phô mai hoặc sữa chua giúp giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Cụ thể, bổ sung 200gr trái cây, rau củ vào bữa ăn hàng ngày giảm 13% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ và với mỗi 10gr chất xơ tiêu hóa được tiêu thụ, nguy cơ này giảm tương ứng 23%. Chất xơ tiêu hóa (dietary fiber) là loại chất xơ bạn có thể ăn được trong trái cây, rau, ngũ cốc và các loại đậu.
Trong đó, các loại trái cây đáng cân nhắc gồm có họ cam quýt, trái cây cứng (táo, lê), chuối, rau quả (ớt, cà chua) và rau củ (cà rốt, củ cải). Ngoài ra, rủi ro đột quỵ do thiếu máu cục bộ cũng giảm 5% đối với người uống 200gr sữa/ngày; tỷ lệ này lần lượt giảm 9% và 12% với trường hợp tiêu thụ 100gr sữa chua/ngày và 30gr phô mai/ngày. Trong khi đó, tiêu thụ 20gr trứng/ngày tăng 25% rủi ro đột quỵ do xuất huyết não.
Medical News Today

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm