Một số loài hoa đẹp nhưng cực độc

Với vẻ đẹp thu hút người nhìn của một số loại hoa nhưng khi biết được độc tính cực mạnh của chúng, chắc chắn bạn sẽ không dám lại gần.
09/10/2020 13:54

Một số loại hoa cực đẹp, rất được mọi người ưa chuộng để cắm trang trí, làm đẹp. Tuy nhiên, một số loại chứa chất kịch độc, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Cụ thể: 

Hoa thủy tiên (Narcissus)

Tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ, trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM cho biết, trong số những loại cây cảnh được trồng phổ biến hiện nay có nhiều loài chứa chất độc gây hại cho con người khi hít phải hoặc tiếp xúc qua da. Với thủy tiên, phần củ của loại hoa này có chất alkaloid gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, thậm chí tử vong khi ăn phải. Tinh chất chiết xuất từ củ Narcissus khi bôi lên các vết thương hở có thể làm tê liệt hệ thần kinh cũng như hệ tim mạch.

thuy tien

Hoa chuông

Được biết đến với tên gọi Scopolamine hay “Hơi thở của quỷ”, loài hoa này có nguồn gốc từ cây Borrachero – một loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota, Colombia. Hoa chuông có hình dáng lạ, màu sắc đa dạng rất được ưa chuộng trên thế giới đã được nhập nội vào nước ta.

Theo Giáo sư - tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả cuốn "Từ điển cây thuốc Việt Nam", khẳng định Borrachero chính là cây cà độc dược cảnh ở Việt Nam, một số địa phương gọi là hoa loa kèn. Cây có tên khoa học Brumansia Suaveolens (Wild), thuộc họ cà Solanaceae.

Trong "Từ điển cây thuốc Việt Nam", giáo sư Chi mô tả về Brumansia Suaveolens là cây nhỡ khỏe, hóa gỗ có vỏ xám, cành lá thường thòng xuống. Lá mọc so le, phiến có dạng như lá thuốc lá. Hoa mọc thòng xuống, to, đơn độc hay xếp thành từng đôi. Hoa có màu trắng, dài 25-30 cm, đường kính 1-1,5 cm, nhị đính trên ống tràng có bao phấn dính nhau. Cây này gốc ở Mexico và Peru, được nhập về trồng ở Đà Lạt, Nghệ An.

hoa chuong

Theo các nhà khoa học, chỉ cần uống một giọt dịch chất chiết xuất từ chất scopolamine của hoa chuông, một người khỏe mạnh có thể rơi vào trạng thái vô thức. Nạn nhân có thể sẽ nghe, làm theo lời người đối diện một cách vô thức.

Các bộ phận của cây hoa chuông đều chứa độc tố cực mạnh, có thể dẫn đến ngộ độc sau khi ăn. Ở dạng nhẹ bệnh nhân ngộ độc có biểu hiện nôn trớ, mệt mỏi, choáng váng... Ở dạng ngộ độc nặng người bệnh có thể bị suy thận, suy tim cấp, bị ảo giác, hoang tưởng..., nếu không được cấp cứu.

Hoa Tulip

Theo các chuyên gia cho biết, hoa tilip có hình dáng quyến rũ đủ màu sắc và bắt mắt. Tuy nhiên loài cây này chỉ thích hợp trồng ở ngoài trời thay vì trồng ở trong nhà.

hoa tu lip

Do hoa tulip có chứa chất độc, chất độc có tên gọi alkali sẽ phát tán trong không khí. Nếu để ngoài trời, khí alkali là có thể tản mát rồi loãng ra, ít nguy hiểm cho người, động vật. Những nếu trồng tulip ở trong nhà, do không gian hạn hẹp nên lượng alkali sẽ đậm đặc hơn vì khó thoát ra ngoài và lưu lại rất lâu, làm tóc và lông mày rụng. Ngoài ra, nó còn có khả năng làm gây ra chứng đau đầu, chóng mặt và có thể tim đập nhanh, tăng huyết áp nếu để trong phòng kín một thời gian, nguyên nhân là do hoa có một lượng ba-zơ cực độc.

Cẩm tú cầu

cam tu cau

Hoa cẩm tú cầu còn gọi là dương tú cầu, hay tử dương, mọc nhiều ở Đông Á (từ Nhật Bản đến Trung Quốc), Nam Á, Đông Nam Á (Hymalaya, Indonesia) và Châu Mỹ... 

Tại Việt Nam, cẩm tú cầu được trồng nhiều ở Đà Lạt, đặc điểm loài hoa này có lá to, hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa màu hồng, trắng, tím rất đẹp. Hoa cẩm tú cầu với những đóa hoa hình cầu nhiều màu sắc bắt mắt thật ra không phải là loài cây hiền lành mà tất cả bộ phân của cây chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải. Lá và củ có chất hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.

Trong lịch sử, thời nữ hoàng Cleopatra đã ép nhiều người hầu ăn lá và củ hoa cẩm tú cần để tự tử.

Dương Nhung (tổng hợp)

 

comment Bình luận

largeer