MSD và những nỗ lực giải quyết vấn đề kháng kháng sinh

Với dân số khoảng 96 triệu người, Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh (AMR) cao nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
10/12/2020 20:51

Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, sự hỗ trợ của những đơn vị như MSD (Merck & Co., Inc. Kenilworth, N.J., Hoa Kỳ) - công ty dược phẩm sinh học chuyên sâu về nghiên cứu hàng đầu thế giới đang mang lại nhiều bước tiến trong cuộc chiến chống lại AMR ở Việt Nam.

Báo động về AMR

Kể từ khi ra đời, kháng sinh đã thay đổi hoàn toàn ngành y tế, giúp cứu sống rất nhiều người trên toàn cầu. Tuy nhiên, chính việc lạm dụng kháng sinh trong các bệnh viện, cộng đồng và nông nghiệp đang dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh khiến cho con người phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

Science Visuals-Infectious-Disease-Bacteria-close-up-239128283-HI_43_high

Hình minh họa

Ước tính đến năm 2050, hơn 4,7 triệu người tại châu Á – Thái Bình Dương sẽ tử vong mỗi năm do các bệnh nhiễm trùng mà trước đây có thể điều trị bằng kháng sinh - con số ca tử vong toàn cầu cao nhất từng được dự báo. Tại Việt Nam, trong đại dịch Covid-19 đã xuất hiện nhiễm trùng đa kháng thuốc (2 -3 tác nhân trên một bệnh nhân), nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các trường hợp nhiễm Covid-19 gần đây. Điều đó tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của AMR cần sự chung tay vào cuộc quyết liệt để ngăn chặn.

Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp để chống lại AMR, như Kế hoạch Hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020, bộ tiêu chí đánh giá bệnh viện an toàn được ban hành vào tháng 7 năm 2020. Chương trình Quản lý sử dụng kháng sinh đã nhận được sự chung tay nỗ lực từ các tổ chức khác nhau, tiêu biểu là Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu của CDC. Một chương trình giám sát quốc gia đã được khởi động từ năm 2016 với 16 phòng thí nghiệm vi sinh dưới sự quản lý của CDC. Các chương trình này đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát các xu hướng kháng thuốc.

Mới đây, dưới sự tài trợ của MSD, Hội đồng kinh doanh vì sự hiểu biết quốc tế (BCIU) đã tổ chức một diễn đàn cấp cao với chủ đề “Cuộc chiến chống lại kháng kháng sinh ở Việt Nam và Đông Nam Á”. Với sự tham gia của những chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam, diễn đàn là một cuộc đối thoại mở nhằm thảo luận những thông tin mới nhất về AMR và tìm hiểu các ưu tiên của Chính phủ nhằm ngăn chặn sự tiến triển của AMR. Ngoài ra, những vấn đề khác như cơ hội hợp tác cho các bên liên quan để cùng triển khai giải pháp mới về giám sát, quản lý AMR, tiếp cận và tài trợ… cũng được đưa ra thảo luận.

Cam kết hỗ trợ từ MSD

Theo các chuyên gia y tế, một trong những giải pháp để đối phó với AMR là phải nghiên cứu phát triển thuốc kháng sinh mới tuy nhiên có rất ít các loại kháng sinh mới và tiên tiến được giới thiệu kể từ năm 2010 cho đến nay. Các đánh giá gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Từ thiện Pew (Pew Charitable Trusts) cũng chỉ ra rằng các nghiên cứu lâm sàng trên thế giới trong lĩnh vực điều trị vi khuẩn vẫn chưa đủ để chống lại mối đe dọa ngày càng tăng của các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc.

Scientists-SSF-Biology-016-1-HI_8_high

Hình minh họa

Trong khi các công ty dược phẩm lớn khác đã rút khỏi việc phát triển kháng sinh do chật vật với việc thu hồi vốn đầu tư thì MSD vẫn duy trì cam kết nghiên cứu và phát triển thuốc kháng sinh trong hơn 80 năm qua và đã đưa ra sớm hơn dự kiến các phương pháp điều trị mới qua mỗi thập kỷ.

AMR là một vấn đề phức tạp mà không có giải pháp đơn giản hoặc đơn lẻ nào có thể giải quyết được, nhưng MSD cam kết đầu tư chuyên môn và nguồn lực cùng với các đối tác để cung cấp những loại kháng sinh cần thiết. Trong 10 năm tới, MSD sẽ đầu tư 100 triệu đô la vào Quỹ Hành động AMR vì mục tiêu chung là đưa hai đến bốn loại kháng sinh mới tới bệnh nhân và bác sỹ vào cuối thập kỷ.

Ngoài ra, MSD cũng phối hợp với các cơ quan y tế công cộng, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các công ty chẩn đoán để thông báo về việc sử dụng kháng sinh hợp lý bằng cách chia sẻ dữ liệu giám sát. Một trong những chương trình giám sát AMR lớn nhất - chương trình Giám sát xu hướng đề kháng kháng sinh (SMART) - đã thu thập được khoảng 500.000 chủng vi khuẩn phân lập từ 217 địa điểm khác nhau ở 63 quốc gia kể từ năm 2002. Dữ liệu này có thể giúp hạn chế sự phát triển của AMR bằng cách cung cấp các phác đồ điều trị đầy đủ và hướng dẫn kê đơn để bảo đảm kháng sinh được sử dụng một cách hợp lý. Tại Việt Nam, chương trình Quản lý sử dụngkháng sinh (AMS) của MSD đã được triển khai tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2012 vàđược mở rộng đến 17 bệnh viện trọng điểm. Bệnh viện Chợ Rẫy, một trong những bệnh viện đầu tiên triển khai AMS, kết quả chứng minh lượng sử dụng kháng sinh đã giảm đángkể hơn 30%, giúp tiết kiệm đến 2,1 triệu đô la Mỹ năm 2015 và thêm 1 triệu đô la Mỹ năm2016. Năm 2020, hợp tác với Bộ Y tế, MSD đã mở rộng chương trình này tại 36 bệnh viện.

Hương Phạm

comment Bình luận

largeer