Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4: Hiến máu có bị ảnh hưởng đến sức khoẻ không?
Hoạt động hiến máu tại Việt Nam
Ngày 07/4/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg về Vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện và chọn ngày 7 tháng 4 hàng năm là Ngày “Toàn dân hiến máu tình nguyện”. Từ đó đến nay, ngày 7/4 với nhiều chiến dịch, sự kiện hiến máu lớn, tạo dấu ấn thúc đẩy mạnh mẽ phong trào hiến máu của cả nước như: “Lễ hội Xuân hồng”, “Những giọt máu hồng hè”, “Hành trình Đỏ”, “Chủ nhật Đỏ”,…
“Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, thông điệp đầy ý nghĩa của hoạt động hiến máu tình nguyện đã lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng. Là nghĩa cử cao đẹp và mang tính nhân văn sâu sắc, Hiến máu tình nguyện không chỉ là hành động nhân đạo mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm, vì cộng đồng của những người hiến máu, góp phần đảm bảo nguồn máu trong công tác điều trị, mang lại sự sống cho người bệnh.
Hiến máu tình nguyện trong thời điểm hiện nay càng quan trọng hơn bao giờ hết vì dịch bệnh xảy ra ảnh hưởng đến công tác vận động và thu nhận nguồn máu hiến, trong khi lượng máu dự trữ đang ngày càng khan hiếm. Do đó, mỗi người khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn hãy luôn sẵn sàng, hăng hái tham gia hiến máu và tích cực vận động mọi người cùng hiến máu thường xuyên. Trong giai đoạn này, các hoạt động tuyên truyền, vận động hiến máu không những phải bảo đảm an toàn cho người tham gia hiến máu, bảo đảm nguồn máu cho điều trị, mà còn cần bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch trong cộng đồng.
Máu sau khi được thu nhận từ các nguồn hiến máu, Ngân hàng máu sẽ thử các xét nghiệm trên các túi máu về nhóm máu, các virus, vi trùng, ký sinh trùng lây qua đường truyền máu như viêm gan siêu vi B, C, HIV, HTLV, Giang mai, Sốt rét, kháng thể bất thường, để loại các túi máu có mầm bệnh. Từ một túi máu toàn phần Ngân hàng máu có thể tách ra thành nhiều loại sản phẩm máu khác nhau. Tùy từng nhu cầu của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ điều trị có những chỉ định sử dụng các sản phẩm máu đặc hiệu theo nguyên tắc thiếu thành phần nào truyền thành phần máu đó.
Hiến máu có bị ảnh hưởng đến sức khoẻ không?
Tất cả chúng ta, người có sức khoẻ bình thường đều có thể hiến một phần máu của mình để cứu người mà không hề ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Thành phần máu bao gồm tế bào máu và huyết tương luôn được đổi mới hàng ngày. Mỗi tế bào máu có đời sống nhất định như hồng cầu là 120 ngày, tiểu cầu 8-12 ngày. Mỗi ngày số lượng tế bào máu bị tiêu huỷ sinh lý do tới giới hạn của đời sống là khoảng 25-50 ml máu. Tủy xương là cơ quan tạo máu chính, sản sinh các tế bào máu mới tương đương với lượng máu bị hủy sinh lý. Khi máu ngoại vi thiếu hụt dưới tác động của cơ chế kích thích tạo máu, tủy xương sẽ tăng sinh gấp 7-8 lần bình thường để tạo ra hồng cầu và các tế bào máu mới. Sau thời gian hiến máu khoảng từ 3-4 tuần các thành phần máu được hồi phục gần như bình thường. Do đó khi hiến máu việc thay đổi một số lượng tế bào máu già cỗi bằng số lượng tế bào máu mới khỏe mạnh có đời sống dài đảm bảo chức năng tốt hơn. Ngoài ra các kích thích tố của một số cơ quan nội tiết, tiết ra để kích thích tạo tế bào máu còn tạo cho việc chuyển hoá của cơ thể tốt hơn sau khi hiến máu.
Ai có thể tham gia hiến máu và khi nào thì không nên tham gia?
Tất cả mọi người khỏe mạnh
- Tuổi từ đủ 18 đến 60 tuổi;
- Cân nặng ít nhất 42kg đối với nữ, 45kg đối với nam.
- Không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.
- Thời gian giữa 2 lần hiến máu là 12 tuần đối với cả Nam và Nữ.
Người hiến máu khi tham gia hiến máu được tư vấn về sức khỏe, được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có giá trị bồi hoàn lại máu (trong trường hợp không may bản thân cần phải truyền máu) tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.
Khi nào không nên hiến máu?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên không nên hiến máu nếu bạn:
- Bị bệnh cúm, đau họng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng khác
- Vừa hoàn thành một can thiệp điều trị nha khoa, bạn phải đợi 24 giờ trước khi hiến máu
- Gần đây đã đi du lịch đến địa phương có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh do muỗi truyền
- Đã thực hiện hành vi tình dục không an toàn và có nguy cơ trong 12 tháng qua
- Xét nghiệm dương tính với HIV
- Đang cho con bú.
Thu Trang (Tổng hợp)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm