Ngủ dậy đánh răng ngay là sai lầm lớn gây hại cơ thể

Đánh răng mỗi khi ngủ dậy là thói quen của rất nhiều người nhưng thực chất việc làm này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho răng miệng.
24/12/2017 09:38

Đánh răng khi ngủ dậy nguy hiểm thế nào ?

Rất nhiều người đều nghĩ rằng khi ngủ dậy mà chưa đánh răng rửa mặt sẽ không tự tin khi giao tiếp và đặc biệt là không dám ăn sáng. Chính vì thế, cần đánh răng để làm sạch mọi vi khuẩn trong miệng sau một đêm ngủ và đồng thời ăn sáng cũng ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ nha khoa, đây là quy trình không đúng. Đánh răng xong và ăn sáng ngay sau đó sẽ khiến cho các thành phần "không tốt" của kem đánh răng sẽ bám theo thức ăn và trôi vào ruột chúng ta, tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến đường ruột.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bạn ngủ khoang miệng sẽ sản sinh ra nhiều vi khuẩn có lợi. Việc bạn đánh răng khi dậy sẽ làm mất đi lượng vi khuẩn này đồng thời ăn sáng ngay sau đó sẽ để lại một lớp mảng bám mới trên răng.

danh rang sau khi ngu day

Ngủ dậy đánh răng ngay sẽ làm mất đi một số vi khuẩn có lợi trong khoang miệng

Các nha sĩ khuyến cáo rằng, thời điểm thích hợp đánh răng vào buổi sáng là 20-30 phút sau khi ăn sáng, khi đó tuyến nước bọt đủ thời gian để tiết ra làm trung hòa các axit, cân bằng độ kiềm ở khoang miệng.

Nếu bạn lo ngại các vấn đề về hơi thở có mùi trong miệng khi ngủ dậy thì có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch vệ sinh răng miệng.

Bên cạnh việc thay đổi thói quen đánh răng thì việc chọn bàn chải và đánh răng đúng cách cũng góp phần bảo vệ răng miệng. Cần chọn bàn chải lông mềm, có thể dùng bàn chải trẻ em, các sợi lông mềm sẽ dễ dàng luồn vào các kẽ để lấy vụn thức ăn ra. Thời gian chải răng lí tưởng là 2 phút, không nên đánh lâu hơn sẽ làm mài mòn men răng.

Trong khi đánh răng, bạn cũng không nên bỏ qua việc việc sinh lưỡi. vì hơn 50% vi khuẩn ẩn náu ở bề mặt nhám của lưỡi. Có thể dùng đồ cạo lưỡi chuyên dụng hoặc dùng bàn chải để chà nhẹ lưỡi bạn nhé.

Bạn có biết rằng, thời điểm cần đánh răng nhất đó là trước khi đi ngủ. Sau một ngày khoang miệng phải hoạt động liên tục, tiếp xúc với nhiều loại đồ ăn, thức uống nên lượng vi khuẩn sinh sôi rất nhiều. Bởi vậy, buộc phải đánh răng trước khi ngủ để sáng hôm sau không cần đánh răng trước khi ăn sáng, chỉ cần súc miệng là được.

Những việc nên và không nên làm với răng miệng

Theo lời khuyên của BS Nguyễn Thị Thủy, Phòng khám Nha khoa Quốc tế Việt Đức. Trong 1 ngày mọi người nên thực hiện đúng các việc như sau:

Nên:

- Nên sinh răng miệng bằng cách súc miệng nước muối khi ngủ dậy vào buổi sáng. Sau khi ăn sáng 20-30p mới đánh răng.

- Đánh răng bằng nước ấm

- Khi đánh răng thì xoay tròn bàn chải nhẹ nhàng ngược chiều kim đồng hồ

- Chỉ đánh răng 2 phút/lần. Kem răng ngày nay có độ ẩm và hóa chất phù hợp, nên không cần làm ướt miệng trước khi đánh răng. Hãy đánh khô để tinh chất thuốc và phát huy hết tác dụng bảo vệ men răng, giữ ẩm lợi, hạn chế nấm khuẩn.

ngu day danh rang ngay la sai lam

Ngủ dậy đánh răng ngay bạn nên thay thế bằng việc súc miệng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh miệng

- Sau khi đánh răng súc miệng 1 lần (khoảng 10 giây). Không súc quá nhiều lần vì sẽ mất 95% các chất bảo vệ.

- Trong vòng 24 giờ nên đánh răng đủ 2 - 3 lần (sáng, trưa, trước khi đi ngủ) để tránh mắc các vấn đề răng miệng, sâu răng. Mỗi lần đánh 2-4 phút.

- Nên 3 tháng thay bàn chải một lần. Nếu bị ốm thì khi khỏi là thay bàn chải mới ngay để hạn chế vi khuẩn trên lông bàn chải.

- Nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

Không nên

- Không đánh răng bằng nước lạnh vì tổn thương ngà răng, lợi.

- Không chà răng mạnh vì dễ tổn thương răng. Chà răng ngang có thể gây khuyết tật răng (viêm nướu, răng nhạy cảm, mòn răng...). Không chải răng quá nhiều, quá mạnh vì gây mòn răng, lâu sẽ ê buốt khi uống nước nóng, hoặc lạnh, cảm thấy có gió lướt qua răng…

- Không chải lại răng bằng nước sạch vì sẽ mất hết thuốc bảo vệ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn làm tổn thương răng.

- Không đánh răng quá lâu, quá 3 lần/ngày vì có thể làm xói mòn men răng. Cũng không đánh răng quá mạnh vì có thể làm tổn thương nướu, chân răng, xói mòn men răng, dễ sâu răng.

comment Bình luận

largeer