Nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc trẻ bị nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán là căn bệnh phổ biến nhất ở nước ta, tuy chúng rất dễ có thể loại trừ nhưng lại khó để có thể nhận biết được. Vì vậy bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu biết hơn về dấu hiệu, nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ bị nhiễm giun sán.
01/10/2018 17:48

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm giun sán

Một trong những dấu hiệu cơ bản nhất và dễ nhìn thấy nhất đó là trẻ chảy nước dãi nhiều một cách vô lý, do giun sán quá nhiều khiến cho nước dãi trong khoang miệng trẻ tiết ra nhiều hơn so với bình thường.

cham soc tre bi nhiem giun san 1

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun sán là hiện tượng trẻ chảy nước dãi nhiều một cách vô lý

Thứ 2 có thể là phân trẻ đi có mùi rất khó chịu, trẻ thường xuyên thấy đau bụng, không đau quằn quại mà đau âm ỉ và diễn ra liên tục thường xuyên.

Ngoài ra, việc trẻ bị gian sán nhiều sẻ ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng do đó mà dù các bà mẹ có chăm chút từng tí thì vẫn thấy con ốm yếu, da xanh xao, bụng to, chậm tăng cân hoặc không tăng cân… cũng có thể có những trẻ có thói quen trằn trọc, gãi hậu môn trong lúc ngủ.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ có nhiều giun sán

Một phần là do điều kiện khí hậu của nước ta, khá thuận lợi cho những loại giun sán, vi khuẩn virus xâm nhập vào cơ thể người, nhất là trẻ em. Cộng thêm việc do các mẹ có thể cho con ăn những thực phẩm nấu chưa chín hay các loại ăn rau sống, hoa quả chưa được rửa sạch…

Đơn giản là qua cách giáo dục con không cẩn thận như không được nghịch bẩn, không được ăn những thức ăn rơi, đồ đã bỏ đi, không được mút tay, ngậm tay, không cho trẻ vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi ăn uống… cũng sẽ là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng giun sán trong cơ thể trẻ.

Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm giun sán

Tuy đây có thể coi là loại bệnh khá dễ để loại trừ tác nhân gây hại, nhưng nếu không phát hiện và chữa trị cũng như có những phương pháp chăm sóc kịp thời thì bệnh sẽ rất nguy hại, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con cái. Chính vì thế khi con bị nhiễm giun sán thì các mẹ cần cho con đi khám và dùng thuốc tẩy giun theo đúng chỉ định của bác sĩ. Luôn giữ gìn về sinh chân tay, cơ thể bé, ngay cả đồ chơi cũng cần phải sạch sẽ hoặc thường xuyên được rửa thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, giun sán. Không để móng tay móng chân trẻ quá dài, không để trẻ gãi tay vào hậu môn trong đêm ngủ.

cham soc tre bi nhiem giun san

Chăm sóc trẻ bị nhiễm giun sán kịp thời để tránh những biến chứng nguy hại, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Đối với trẻ sơ sinh không được để trẻ mút tay, không thả bé lăn lê, bò trườn dưới nền nhà bẩn. Luôn luôn phải giữ gìn vệ sinh nhà cửa chỗ vui chơi của trẻ sạch sẽ. Và luôn luôn đảm bảo cho trẻ ăn sạch, uống sạch, ăn chín uống sôi, hoa quả phải được ngâm qua bằng nước muối sau đó gọt vỏ…

Hy vọng với cách chăm sóc trẻ bị nhiễm giun sán trên sẽ giúp các mẹ có thêm thật nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong vấn đề này.

comment Bình luận

largeer