Nhận biết bệnh qua tiếng ho của trẻ các mẹ nên biết

Nhận biết bệnh qua tiếng ho của trẻ các mẹ nên biết. Ho là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Đối với trẻ nhỏ ho là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm, vì thế chuẩn đoán bệnh qua tiếng ho của trẻ là mẹo hay để bảo vệ con bạn.
29/12/2017 13:21

Ho là một phản xạ của cơ thể, rất quan trọng để bảo vệ đường thở. Đối với trẻ nhỏ thì nó lại rất quan trọng để các mẹ nhận biết bệnh và sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ. Do vậy mà hiểu biết hơn về các dạng ho cũng là cách giúp các mẹ chăm sóc trẻ và thông báo biểu hiện cho bác sĩ chuẩn đoán bệnh.

nhan biet benh qua tieng ho cua tre cac me nen biet

Nhận biết bệnh qua tiếng ho của trẻ các mẹ nên biết. Ho là phản xạ quan trọng của cơ thể giúp bảo vệ đường thở

Ho có nhiều loại và mỗi cơn ho khác nhau sẽ là dấu hiệu của  những bệnh khác nhau. Theo các bác sĩ thì ho là dấu hiệu bệnh lý hô hấp lâm sàng. Có nhiều nguyên nhân gây ra ho như : nhiễm lạnh, virut, vi khuẩn... khiến đường hô hấp vị viêm nhiễm và gây ra ho.

Trẻ ho gà là dấu hiệu bệnh gì?

Ho gà ở trẻ là do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Khi bị ho gà trẻ sẽ ho thành từng cơn dài liên tục, ho rồi lại ho đến nỗi quên thở. Kết thúc mỗi cơn ho sẽ là một cái hít sâu tạo ra tiếng "' ót" giống như tiếng con gà kêu, do vậy mà đây được gọi là ho gà.

Khi trẻ bị ho gà sẽ kèm theo các triệu chứng như: sổ mũi, hắt hơi, sốt nhẹ.

Ho gà có thể xảy ra với bất kỳ ai ở độ tuổi nào nhưng chủ yếu nhất vẫn là ở trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là với những bé chưa được tiêm chủng.

Các mẹ nên chú ý cho bé đi tiểm chủng đúng lịch. Việc nhớ lịch con đã tiềm chủng những bệnh gì sẽ giúp bác sĩ chuẩn đoán bệnh sớm hơn.

Ho gà được tiêm chung với bệnh bạch hầu và uốn ván. Sẽ được chích vào lúc bé 2- 3- 4 tháng tuổi.

Ho kèm tiếng thở khò khè là dấu hiệu bệnh gì?

Trẻ khò khè rất dễ nhận biết, khi bé thở mẹ áp tai vào mồm trẻ sẽ thấy bé thở phát ra những tiếng khò khè như tiếng ngáy ngủ. Hiện tượng khò khè ở trẻ có thể là dấu hiệu bệnh bệnh viêm phế quản hay hen suyễn.

Nghiêm trọng hơn là do trẻ bị vật lạ vào phổi gây sặc và khiến trẻ ho. Tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi bệnh viện ngay nếu như còn có dấu hiệu ho khò khè. Bởi đây là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng cần được vào viện để điều trị.

nhan biet benh qua tieng ho cua tre cac me nen biet 2

Nhận biết bệnh qua tiếng ho của trẻ các mẹ nên biết. Ho khò khè có thể là dấu hiệu bệnh viêm phế quản hay hen suyễn

Chuẩn đoán bệnh khi trẻ ho về đêm

Khi trẻ ho về đêm là dấu hiệu của nhiều bệnh. Có thể là do trẻ bị cảm lạnh, đàm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho khi trẻ ngủ.

Đối với trường hợp này chỉ nghiêm trọng khi trẻ ho và không ngủ được.

Trẻ ho về đêm cũng có thể là dấu hiệu bệnh hen suyễn. Do đường thở có khuynh hướng tăng nhạy cảm dễ kích thích về đêm.

Để giảm ho cho bé thì các mẹ không nên sử dụng thuốc giảm ho tân dược, bởi có thể gây ra những tác dụng phụ cho trẻ. Tốt nhất nên dùng các loại thuốc thảo dược siro để giảm ho cho bé vừa an toàn lại lành tính.

Trẻ ho nhiều vào ban ngày

Đối với trẻ khi bị ho nhiều vào ban ngày thì các mẹ nên chú ý đến một số tác nhân có thể gây hại cho bé. Đây là thời gian trẻ chơi đùa nhiều nên những tác nhân như: huốc xịt phòng, chó, chim, mèo, hay khói thuốc lá, khói than… có thể làm trẻ bị ho.

Ho kèm theo sốt ở trẻ

Khi trẻ có dấu hiệu ho kèm theo sốt nhẹ và sổ mũi thì đó có thể là dấu hiệu của cảm lạnh. Nhưng nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C thì các mẹ nên chú ý bởi đó rất có thể là dấu hiệu bé bị viêm phổi, nhất là khi  trẻ thở nhanh và yếu.

nhan biet benh qua tieng ho cua tre cac me nen biet 3

Nhận biết bệnh qua tiếng ho của trẻ các mẹ nên biết. Trẻ ho kèm sốt nhẹ, chảy nước mũi có thể là do cảm lạnh

Lúc này các mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Trường hợp bé chưa đi khám ngay được thì có thể cho bé uống siro ho từ thảo dược để giúp giảm ho cho bé.

Trẻ bị ho kèm nôn trớ

Khi trẻ ho nhiều tới mức gây kích thích phản xạ hầu họng và gây ói. Tương tự như vậy khi trẻ bị ho kèm theo nôn có thể là dấu hiệu của bệnh: cảm cúm, cơn hen. Nguyên nhân là do đàm ứ đọng trong dạ dày nhiều gây ói ở trẻ.

Thông thường thì tình trạng này không quá nghiêm trọng, chỉ trừ khi trẻ bị ho và ói không ngừng. Để giảm triệu chứng này thì bạn có thể sử dụng gừng. Đây là nguyên liệu dân gian có tác dụng làm ấm đường hô hấp và kích thích hệ tiêu hóa, giảm nôn trớ hiệu quả.

Ho sặc sụa, tím tái

Khi trẻ đang ăn, uống hay đang chơi bỗng dưng ho sặc sụa lên, mặt đỏ tím tái... thì rất có thể đó là dấu hiệu trẻ bị sặc vật lạ.

Vật lạ đó có thể đã chui vào đường thở và gây nguy hiểm cho trẻ. Do vậy mà các mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cách giải quyết.

Ho ông ổng như chó sủa

Khi trẻ bị ho ông ổng có thể là do phù nề đường hô hấp trên. Viêm thanh quản sẽ có kiểu ho này do phù nề thanh khí quản.

Bệnh viêm thanh quản thường la do nhiễm virut gây ra, đôi khi nó là do thời tiết thay đổi vào ban đêm hay do dị ứng.

Đối với trẻ nhỏ khi bị ho ông ổng có thể gây khó thể do khi quản nhỏ lại bị phù nề. Đặc biệt với trẻ dưới 3 tuổi thì bị viêm thanh quan sẽ rất nặng do đường dẫn khí khá hẹp.

Tiếng ho có thể bắt đầu đột ngột vào ban đêm, trẻ có thể có tiếng rít, tiếng thở ồn ào khi trẻ thở vào.

nhan biet benh qua tieng ho cua tre cac me nen biet 5

Nhận biết bệnh qua tiếng ho của trẻ các mẹ nên biết. Khi trẻ ho ông ổng có thể do bị phù nề đường hô hấp

Trẻ ho kéo dài

Ho cảm cúm có thể kéo dài vài tuần, khi trẻ có những đợt cảm cúm liên tiếp nhau.

Hen, dị ứng, viêm xoang mãn tính, viêm phế quản mãn tính có thể gây ho kéo dài. Ho trên 3 tuần là vấn đề cần đưa trẻ đi khám.

Theo các chuyên gia y tế thì khi điều trị ho cho trẻ nhỏ bởi viêm họng thì nên hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh. Lúc này các loại siro thảo dược chính là biện pháp khắc phục hữu hiệu nhất, đặc biệt là với trẻ dưới 3 tuổi.

Hy vọng với những chia sẽ trên của chúng tôi các mẹ sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ con mình.

comment Bình luận

largeer