Nhập viện cấp cứu chỉ vì bị kiến lửa đốt: Đừng quên nguyên tắc “8 từ” nếu không may bị kiến lửa đốt

Kiến lửa là một loại sâu bệnh trong nông nghiệp và y tế. Nọc độc thải ra từ đuôi của nó có thể gây ra phản ứng dị ứng và thậm chí gây tử vong cho con người.
14/09/2018 09:40

Cô Nhan 52 tuổi, làm việc tại một nhà máy ở Đông Quan. Vào sáng ngày 29/8, cô Nhan sau khi ngủ dậy, phát hiện trên cơ thể có một vết thương, nhìn xung quanh cô phát hiện có kiến lửa. Đột nhiên cô thấy chóng mặt, tức ngực, khó thở và các triệu chứng sốc phản vệ khác, đồng nghiệp của cô Nhan thấy vậy liền lập tức đưa cô đến bệnh viện.

Bác sĩ Nghiêm Phúc Hoa, trưởng Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Đông Khanh cho biết: "Sau khi bị kiến lửa đốt, đại bộ phận bệnh nhân là đều xuất hiện những triệu chứng rõ ràng ở toàn thân, giống như cô Nhan khi đến bệnh viện đã có những biểu hiện dị ứng sốc phản vệ như chóng mặt, tức ngực, huyết áp thấp, khó thở,…

Da co nguoi phai nhap vien cap cuu chi vi bi kien lua dot: Dung quen nguyen tac �S8 tu� neu khong may bi kien lua dot

 

Vào sáng ngày 29/8, cô Nhan sau khi ngủ dậy, phát hiện trên cơ thể có một vết thương, nhìn xung quanh cô phát hiện có kiến lửa đỏ.

Bác sĩ Nghiêm đã nhanh chóng tiến hành các biện pháp cấp cứu dị ứng sốc phản vệ. Sau 1 giờ giải cứu, các triệu chứng của bệnh nhân đã được cải thiện rõ ràng, và không còn sự khó chịu nào, bác sĩ Nghiêm Phúc Hoa đã kê thuốc cho bệnh nhân về nhà và tiếp tục quan sát.

Bác sĩ Nghiêm nói: "May mắn thay bệnh nhân đến viện kịp thời, sau khi thức dậy khoảng 20 phút thì đã đến bệnh viện rồi, bằng không tình trạng bệnh sẽ rất nghiêm trọng, nguy hiểm có thể dẫn đến mất mạng. Ngày 19/8, bệnh viện cũng đã tiếp nhận một trường hợp là ông Ngũ, thuê nhà ở Đông Khanh cũng bị kiến lửa đốt".

Khi ông Ngũ đang nghỉ ngơi ở nhà, đột nhiên bị con kiến cắn ở chân trái của ông. Sau khi bị kiến cắn, ông Ngũ cảm thấy chân trái có một chút ngứa, tuy nhiên ông cũng không chú ý nhiều. Không ngờ sáng hôm sau, khi thức dậy, ông Ngũ phát hiện chân trái bị kiến cắn bị sưng đỏ, kèm theo ngứa và sốt. Lúc này, ông Ngũ lập tức đến Bệnh viện Đông Khanh để được điều trị.

Da co nguoi phai nhap vien cap cuu chi vi bi kien lua dot: Dung quen nguyen tac �S8 tu� neu khong may bi kien lua dot

 

Khi ông Ngũ đang nghỉ ngơi ở nhà, đột nhiên bị con kiến cắn ở chân trái của ông.

Tại sao kiến lửa lại có "sức mạnh giết người" như vậy và làm thế nào để đối phó khi bị kiến đốt?

Hầu hết bệnh nhân bị kiến lửa đốt đều xuất hiện tình trạng đỏ và sưng, có một số cơn đau rát, bao gồm cả ngứa, người bệnh bị nặng có thể xuất hiện biểu hiện của dị ứng toàn thân với hiện tượng nổi mề đay, tức ngực, khó thở, co thắt phế quản, nặng nhất là sốc phản vệ.

Da co nguoi phai nhap vien cap cuu chi vi bi kien lua dot: Dung quen nguyen tac �S8 tu� neu khong may bi kien lua dot

 

Kiến lửa đỏ là một côn trùng mang tính xã hội, con người khi bị cắn xuất hiện một vài triệu chứng cục bộ hoặc là triệu chứng toàn thân.

Bác sĩ Nghiêm Phúc Hoa cho biết, việc điều trị khi bị kiến lửa cắn nên tuân theo nguyên tắc 8 từ: "Rửa sạch chườm lạnh, kịp thời đến viện". Nếu tình hình tương đối rõ ràng, khi bị kiến đốt, bình thường nên chườm đá lạnh, rửa sạch sẽ vết thương và tuyệt đối không làm trầy xước da, nếu gãi có thể gây nhiễm trùng. Nếu có các triệu chứng toàn thân như chóng mặt, tức ngực, và khó thở, mọi người nên nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị. "Vì các triệu chứng sốc phản vệ, sẽ đe dọa tính mạng", bác sĩ Nghiêm nói.

Khi làm sạch vết thương ở kiến lửa đốt có thể sử dụng nước xà phòng, rửa thật nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn và đất cát. Nếu vết thương bị trầy xước, mọi người có thể áp dụng bôi một số thuốc mỡ như hydrocortisone để điều trị chống nhiễm trùng. Ngoài ra, bác sĩ cũng nhắc nhở, loại kiến lửa xuất hiện nhiều trong thời gian gần gây, cảnh báo mọi người cần chú ý.

comment Bình luận

largeer