Nhiệt điện than tác động đến sức khỏe môi trường như thế nào?

Trong các chất gây ô nhiễm, hạt mịn PM2.5 là loại bụi không thể nhìn bằng mắt thường nhưng lại có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe lớn nhất. Thêm vào đó, mức độ ô nhiễm PM2.5 do nhiệt điện than gây ra được cảnh báo ở mức độ nghiêm trọng vào năm 2030.
11/11/2021 15:28

Để nêu rõ những tác động gây ô nhiễm môi trường của nhiệt điện than, BS. Nguyễn Trọng An - Phó Giám đốc Trung tâm Nghuên cứu và Phát triển Môi trường Sức khỏe (CHERAD), Điều phối viên Liên Minh Phòng chống các bệnh Không lây nhiễm (NCDs-VN) đã có bài tham luận về "Nhiệt điện than tác động đến sức khỏe môi trường" tại Hội thảo “Nhiệt điện than với vấn đề sức khỏe môi trường” do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Môi trường Sức khỏe (CHERAD) phối hợp cùng với Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam (VACHE) tổ chức.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các chất gây ô nhiễm không khí

- Đáng sợ và nguy hiểm nhất là bụi siêu nhỏ PM 2.5 (Bụi mịn - Partículate Matter - Bụi này có kích thước rất nhỏ < 2,5 micron) và bụi thô PM 10, đây là các loại bụi chứa chất độc hại và phân tử kim loại nặng: Carbon monoxit (CO), Ozone (O3), Thủy ngân, chì, thạch tín ...

- Bụi mịn PM 2.5 có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp, tấn công thẳng vào phế nang, vượt qua vách ngăn khí - máu của người bệnh để đi vào hệ tuần hoàn gây nên một số bệnh nguy hiểm như đột quỵ hoặc các bệnh không lây nhiễm (NCDs), gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh gây bệnh về tâm lý và giảm trí nhớ nghiêm trọng và thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc của AND trong hệ thống sinh sản của con người.

Tác động của ô nhiễm không khí với sức khỏe con người

Ô nhiễm không khí là một trong số các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không lây nhiễm (NCDs):

- Các bệnh không lây nhiễm bao gồm: Tim mạch/Đột quỵ, Cao Huyết áp, Đái đường, Bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính, Béo phì, Rối nhiễu tâm trí, tai nạn thương tích, Ung thư.

- Báo động tình trạng Ung thư tại Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện K Trần Văn Thuận phát biểu tại hội nghị hợp tác giữa Việt Nam và Vương quốc Anh về phòng chống bệnh ung thư ngày 16/4/2019: “Mỗi ngày hơn 300 người Việt Nam chết vì ung thư. Hơn 300.000 người Việt Nam đang phải chiến đấu với ung thư, mỗi năm có gần 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân chết".

Nguy cơ bệnh tật do ô nhiễm không khí

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguồn gây bệnh: Do các khí thải công nghiệp, Nhiệt điện than, khai thác đá, chế biến xi măng - sắt thép, phương tiện giao thông... Trong đó nguồn chính thải ra khói, bụi, xỉ than... chứa các hóa chất độc hại dạng bụi, đặc biệt bụi siêu nhỏ PM 10, PM 2.5,), các loại khí độc COx, SO2, 03, NOx,lưu huỳnh, chì, thạch tín...) bụi PM 2,5 và nhỏ hơn là yếu tố nguy cơ chính.

Đường vào chủ yếu qua đường thở - hệ hô hấp (Đặc biệt là phối với khả năng trao đổi chất cao qua và nhiều mạch máu nhỏ) gây viêm phế quản, viêm phổi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, mạch vành, suy thận, gan, nghênh ngãng, giảm trí nhớ, ung thư...

Bằng chứng tử vong do ô nhiễm không khí được đăng trên báo Sức khỏe cộng đồng ngày 30/09/2019: Theo một nghiên cứu mới đây đăng tải trên tạp chí Tim mạch châu Âu cho thấy, ô nhiễm không khíở châu Âu và trên toàn thế giới vẫn ở mức nguy hiểm và đã gây ra số có tử vong sớm cao gấp đôi trong những năm gần đây. Các nhà nghiên cứu cho biết, từ 40 - 80% số ca tử vong do các cơn đau tim, đột quỵ và các loại bệnh tim mạch khác gây ra bởi khói bụi của việc ô nhiễm không khí. Trung bình, lượng độc hại từ không khí ô nhiễm do các phương tiện giao thông, rác thải công nghiệp, nông nghiệp sẽ rút ngắn 2,2 năm tuổi thọ của mỗi người.

Bằng chứng trên thế giới tác động của Nhiệt điện than tới sức khỏe môi trường

Báo cáo năm 2013 của Liên minh sức khỏe và môi trường (Health and environment Alliance thực hiện tại Châu Âu: Phát thải từ các nhà máy NĐT trên toàn Châu Âu là tác nhân lớn gia tăng gánh nặng bệnh tật. Cụ thể: Hơn 18,200 ca tử vong sớm; Khoảng 8,500 ca bệnh viêm phế quản mãn tính; Hơn 4 triệu ngày làm việc bị mất; Các chi phí y tế cho các bệnh do phát thải của việc đốt than gây ra là khoảng €42.8 tỷ/năm.

Theo WHO, nếu tính thêm các nhà máy nhiệt điện than tại Croatia, Serbia và Thổ Nhĩ Kỳ, con số tăng lên 23,30g ca tử vong sớm, 250,600 năm sống bị mất, chi phí y tế hàng năm tăng đến €54.7 tỷ.

Tại Việt Nam: Tổng công suất các điện than chiếm khoảng 18.000MW tương đương với 15 nhà máy 1.200MW. Trung bình mỗi ngày một nhà máy 1.200MW sau khi đã lọc qua bộ lọc tĩnh điện với hiệu suất 99,75% sẽ xả ra không khí khoảng 8 tấn bụi, trong đó có 2,4 tấn bụi PM2.5. Trong bụi còn có chứa thủy ngân và các loại Kim loại nặng. Lượng thủy ngân theo khói và bụi nhà máy điện khoảng 0,5miliard/45. Mỗi giờ 1 nhà máy 1.200MW xài 520kg than có nghĩa là mỗi ngày xài khoảng 12.500 tấn than, lượng thủy ngân xả ra khoảng 6kg/ngày.

Báo cáo của nhóm nghiên cứu ĐH Harvard về gánh nặng bệnh tật do nhiệt điện thân tại Đông Nam Á đã ước tính rằng: Nếu Quy hoạch điện VII điều chỉnh được thực thi, số ca tử vong sớm ở Việt Nam do ô nhiễm nhiệt điện than sẽ tăng từ 4.300 ca (năm 2011) đến 15.000 ca (nám 2030) - Báo cáo “Burden of diseases from rising Coal-fired. power plans" Southeast Asia”, công bố tháng 1/2017.

Thực trạng tình hình tại khu vực Vĩnh Tân

Thực trạng sức khỏe môi trường:

- Nhiều năm gần đây, tro xỉ và khói bụi từ các nhà máy đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí. Đã có 1 số bài báo viết về thực trạng sức khỏe người dân và đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em sống trong khu vực đã bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

- Các sổ sách, tài liệu được ghi nhận lưu giữ tại các trạm Y tế đã cho thấy thực trạng sức khóe môi trường đã đến mức báo động khẩn cấp. Tuy nhiên, do một lý do nào đó mà các thông tin số liệu trên không được công bố và không được cảnh báo hoặc thông tin trong cộng đồng để người dân địa phương có giải pháp phòng tránh hoặc tự bảo vệ.

- Cách Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân khoảng hơn 10km, Khu bảo tồn biển Hòn Cau (xã Vinh Tân) cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề. Hệ thống san hô quanh khu vực đảo Hòn Cau đã bị suy giảm một cách rõ rệt. Khu vực Bậc Lở trước đây không chỉ có nguồn lợi thủy sản rất phong phú mà còn có hệ san hô trải dài tuyệt đẹp. “Từ khi các NMNĐ nơi Hay đi vào hoạt động thì không những tôm, cá ngày càng ít đi mà những rạn san hô ven bờ cũng đã không còn.

Thực trạng tử vong của người dân do các bệnh NCDS (Nguồn: Báo cáo chính thức của Trạm Y tế xã 3/2021).

- Ung thư, tai biến và đột quỵ là ba nguyên nhân tử vong chiếm tỷ lệ cao tại xã Vĩnh Tân trong 3 năm (2018-2020): 

+ Năm 2018: Tai biến và đột quỵ là 2 nguyên nhân tử vong chiếm tỷ lệ cao nhất (21,7%). Sau đó là nguyên nhân do tai nạn (17,4%), nguyên nhân do ung thư chiếm 13,0%.

+ Năm 2019: Tai biến và đột quỵ là 2 nguyên nhân tử vong chính lần lượt là 70% và 30%.

+ Năm 2020: Tai biến chiếm tỷ lệ cao nhất (58,8%), cao thứ hai là nguyên nhân do ung thư (17,6%), sau đó là đột quỵ (11,8%).

Tình hình tại xã Phước Thể

Mặc dù về địa lý xã Phước Thể nằm cách xa Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân khoảng từ 12-15 km, tuy nhiên về thực trạng sức khỏe của người dân (Mắc bệnh và tử vong) bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn xã Vĩnh Tân. Phân tích số liệu thống kê các nguyên nhân và tỷ lệ chết tại xã Phước Thể. Trong 10 năm trở lại đây (từ năm 2010 - đến năm 2020), có thể thấy tỷ lệ tử vong do ung thư, tai biến và đột quỵ chiếm tỷ lệ rất cao và càng tăng trong những năm gần đây, cụ thể như sau:

Năm 2010: Trong 14 nguyên nhân tử vong, nguyên nhân tử vong do ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất (18,5%), sau đó là nhồi máu cơ tim và do tai nạn (14,8%). Tỷ lệ tử vong do NCDs = 33% trong số tử vong toàn xã.

Năm 2015: Chiếm tỷ lệ cao nhất là nguyên nhân tử vong do tai biến (27,8%), cao thứ hai là nguyên nhân do ung thư (24,1%), sau đó là đột quỵ (13%). Tỷ lệ tử vong do NCDs = 64,6% trong số tử vong toàn xã.

Năm 2020: Ung thư là nguyên nhân tử vong chiếm tỷ lệ cao nhất (31,7%), cao thứ hai là tai biến (22,0%), sau đó là đột quỵ (15,8%). Tỷ lệ tử vong do NCDs = 69,6% trong số tử vong toàn xã.

Kết luận

- Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của người dân do các bệnh không lây nhiễm (NCDs) tại 2 xã Vĩnh Tân (báo cáo 3 năm 2018-2020 của Trạm Y tế) và xã Phước Thế trong vòng 10 năm 2010 – 2020 (thống kê theo sổ A6) là rất cao.

- Tỷ lệ tử vong tại xã Phước Thế trong 10 năm trở lại đây (từ năm 2010 - đến năm 2020), có thể thấy tỷ lệ tử vong do ung thư, tai biến và đột quỵ chiếm tỷ lệ rất cao và càng tăng trong những năm gần đây. Cụ thể như sau: Đặc biệt quan tâm 3 mốc thời gian: Năm 2010 trước khi Nhà máy xây dựng. Năm 2015: sau khi nhà máy hoạt động được 1 năm. Năm 2020: Hiện tại thời điểm khảo sát - sau khi nhà máy hoạt động được 5 năm.

- Các kết quả trên rất phù hợp với Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và không khí sạch (CREA) được nêu trong THƯ KIẾN NGHỊ CỦA VSEA GỬI THỦ TƯỚNG CP về đánh giá tác động của các nhà máy nhiệt điện than ở 10 địa phương dự kiến bổ sung các dự án mới theo dự thảo QHĐ VIII, những dự án này sẽ gây ra tử vong sớm và gây tổn thất kinh tế cho xã hội do chi phí y tế, giảm năng suất lao động và tuổi thọ người VN.

- Trong số 51 kiến nghị của người dân với chính quyền và lãnh đạo các cấp: Đều tập trung vào mong muốn được sống trong bầu không khí trong lành, không ô nhiễm tro bụi, không ô nhiễm tiếng ồn. Yêu cầu đóng cửa nhiệt điện than, hoặc phải bồi thường giải tỏa, di dời dân đi nơi khác tránh xa các nhà máy nhiệt điện than.

Kết quả giám sát ô nhiễm không khí 4 tỉnh Miền Trung tháng 5/2018

Kết quả tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe cộng đồng ghi nhận tại các trạm Y tế xã:

- Tại xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa: Dân số của xã 10.500 người, nằm trong địa bàn ảnh hưởng của Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 và Lọc Hóa dầu Nghi Sơn, Cảng than Long Sơn của nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2. Toàn bộ xã nằm trong diện di rời tới 1 địa bàn thuộc xã Hải Bình cách đây 18-20 Km.

- Tình trạng sức khỏe: số người tử vong do ung thư (Phối, gan, dạ dày là chính) của xã là chiếm số lượng cao nhất, tiếp đến là tai biến mạch não, đột quỵ và các bệnh về phối, số người dân mắc bệnh tâm thần trong xã mấy năm gần đây gia tăng.

- Số ca tử vong của xã trong 5 năm liền (2013-2017): Số chết do ung thư hàng năm từ 8-15 ca, chiếm khoảng từ 30-40% trong tổng số chết chung. Đặc biệt năm 2015 tăng vọt gần 45% (15 người chết do Ung thư Phổi, gan, dạ dày và hạch) trên 34 người chết toàn xã/1 năm

Trạm Y tế xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh: Hàng năm từ 5-6 ca thai chết lưu; Đẻ non khoảng 10-12 ca/tổng số gần 100 ca đẻ/năm.

+ Số lượng người dân mắc bệnh tim mạch, tai biến mạch não rất cao: năm 2017 phát hiện 105 ca mắc, 4 tháng đầu năm 2018 có thêm 11 ca mắc mới.

+ Mắc Bệnh Ung thư: năm 2017 phát hiện 8 ca. 4 tháng đầu năm 2018 phát hiện mắc mới 6 ca.

+ Ngoài ra mắc các bệnh viêm phổi, đái đường, hen phế quản và Tai nạn giao thông cũng nhiều.

Trạm Y tế xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình: Dân số của xã 5100 người, địa bàn của xã bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ khói, bụi của KCN Formosa và Vũng Áng bên kia đèo ngang. Hiện tại, nước mưa hứng thì cạn đen đặc lắng đọng không sử dụng được. Không khí có những hôm nồng nặc gây khó thở. 

Các bệnh nhiễm trùng nhiễm khuẩn có xu hướng thuyên giảm nhưng các bệnh không lây nhiễm (NCDs) gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là các bệnh tim mạch, đột quỵ, Hô hấp khó thở, mẩn ngứa dị ứng và Ung thư.

Kiến nghị, đề xuất

- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động sức khỏe và chi phí y tế gây ra bởi ô nhiễm từ nguồn phát thải do con người gây ra (chú trọng vào nhà máy nhiệt điện than).

- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho chính quyền các địa phương trong giám sát chất lượng không khí và theo dõi tình hình bệnh tật tại địa phương mình. Xây dựng Kế hoạch, hành động cụ thể cho từng địa phương chủ động bảo vệ sức khỏe người dân.

- Tăng cường phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức xã hội: Thành lập nhóm hỗ trợ chuyên môn cho chính quyền và người dân các địa phương cách giám sát ô nhiễm không khí và tình hình bệnh tật liên quan đến ô nhiễm không khí; Thiết kế tạo mô hình an toàn có khả năng áp dụng tại các cộng đồng bị ảnh hưởng khác.

Tuyên truyền giáo dục cộng đồng: Cá nhân, gia đình tham gia giảm thiểu tối đa các nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí, cần thực hiện ngay: Không hút thuốc lá, thuốc lào; Không đốt rơm rạ, rác thải...; Giảm thiểu tối đa việc đốt hương, đốt vàng mã; Giảm sử dụng phương tiện xe máy, giảm dùng ô tô riêng; Không dùng bếp than (đặc biệt là Than tổ ong) trong đun nấu hàng ngày; Không dùng tấm lợp fibro-ximăng có AMIANG; Không sử dụng các loại hóa chất có mùi thơm lạ (bột giặt comfort, các hóa chất tẩy rửa...).

Tuyên truyền giáo dục cộng đồng, cá nhân, gia đình tham gia giảm thiểu tối đa các nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí 

- Thực hiện ủ rác làm phân xanh; Trồng cây xanh quanh nhà, khu dân cư; Dùng các phương tiện đun nấu không đốt cháy, tạo nhiều khói; Đeo khẩu trang khi ra đường - Khuyến khích đi bộ, đi xe đạp, đi xe bus, phương tiện giao thông công cộng; Dùng các vật liệu lợp truyền thống (ngói, địa phương tranh nứa, lá lợp); Tạo thói quen sống giản dị, tiết kiệm, thân thiện (tránh dùng các đồ dùng tốn điện, không dùng điều hòa, thay bằng thông thoáng nhà, quạt trần, sử dụng điện tiết kiệm); Dùng các nguyên liệu làm sạch tự nhiên (nước lá thơm, giặt thông thường, che đậy tự nhiên, lau sàn bằng nước) để là sạch nhà cửa, giường chiếu; Dùng năng lượng tái tạo.

- Đeo khẩu trang: (Khẩu trang N95 - Có đường viền ôm sát mũi và miệng):

+ Ngăn ngừa sự xâm nhập vào đường hô hấp của các hạt bụi cực nhỏ và các chất thải ô nhiễm khác.

+ Lọc mùi hôi, hóa chất, mùi xăng, khói quang hóa, phấn hoa. Ngăn bụi, khí độc như CO, SO2, NO2, H2S, NH3....

+ Bảo vệ hệ hô hấp, hạn chế viêm mũi dị ứng do các chất ô nhiễm không khí gây ra.

- Dùng vitamin D: Những phân tử siêu nhỏ từ khí thải của các phương tiện giao thông có thể lọt vào phổi con người. Một nghiên cứu mới đây cho thấy vitamin D có thể làm giảm mức độ ảnh hưởng của các phân tử này.

- Bỏ thuốc lá: Với những người nghiện thuốc, hãy bỏ thuốc ngay bây giờ, hoặc khi hút nên tìm chỗ vắng người. Hãy góp ý với những người đang hút thuốc bên cạnh bạn để bản thân mình không ảnh hưởng bởi khói thuốc.

- Chọn rau quả hữu cơ (Organic): Rau quả hữu cơ do nông dân sản xuất với biện pháp trồng trọt bền vững.

Thu Trang

comment Bình luận

largeer