Những ai không nên uống sữa tươi?

Sữa tươi là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên không phải ai dùng cũng tốt, nhất là những bệnh nhân sỏi thận, viêm thực quản trào ngược, viêm túi mật, viêm tụy... không nên uống sữa vì càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.
20/04/2018 23:26

Những ai không nên uống sữa tươi

Người bị viêm loét đường tiêu hóa

Thông thường, uống sữa vào sẽ giúp cơ thể giảm kích thích viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, với những người đã bị viêm loét đường tiêu hóa nếu uống sữa sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, khiến ruột bài tiết rất nhiều axit, khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

nhung ai khong nen uong sua tuoi

Những ai không nên uống sữa tươi? Người bị viêm loét dạ dày không nên uống sữa tươi

Bệnh nhân đang phẫu thuật dạ dày

Trong các loại sữa thông thường đều có sự hiện diện của các trực khuẩn axit lactic. Các khuẩn này thường lên men ở trong đường ruột. Do đó, khi đang phẫu thuật dạ dày cùng với việc thực hiện các thủ thuật y tế công nghệ cao để gây ức chế, gây mê lên các cơ quan bụng, sẽ làm cho nhu động đặc biệt trong ruột bị suy yếu và làm trầm trọng hơn sự đầy hơi ở dạ dày.

Do đó, khi đang thực hiện thủ tục phẫu thuật dạ dày bạn cần tránh uống sữa bởi có thể gây đầy hơi trầm trọng.

Người thiếu máu do thiếu sắt

Chất sắt trong thực phẩm cần chuyển hóa thành sắt II trong đường tiêu hóa thì cơ thể mới hấp thụ được. Nếu bạn đang bị thiếu sắt, khi uống sữa thì sắt II của cơ thể sẽ kết hợp với muối canxi và muối phốt pho trong sữa. Chúng tạo thành hợp chất không tan, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt, không có lợi cho quá trình hồi phục.

Người bị đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy

Đây là những triệu chứng bệnh không phải do sữa gây ra. Nhưng nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng này mà uống sữa sẽ khiến cho tính trạng trầm trọng hơn.

Bệnh nhân sau phẫu thuật vùng bụng

Bởi sau phẫu thuật những cơ quan ở vùng bùng, bệnh nhân thường bị đầy hơi. Trong sữa lại chứa nhiều chất béo và đạm là những chất khó tiêu hóa.  Sau khi lên men sẽ sinh ra khí, khiến cho vùng bụng càng bị đầy hơi. Như thế không có lợi cho quá trình hồi phục chức năng của ruột.

Người thiếu hụt axit lactose

Trong sữa chứa khá nhiều lactose, nhưng cơ thể chỉ hấp thu được khi nó phân giải thành galactose và glucose nhờ tác dụng của axit lactose trong đường tiêu hóa. Những người bị thiếu hụt axit lactose, sau khi uống sữa sẽ bị đau bụng, tiêu chảy.

Người bị viêm túi mật và viêm tụy

Sữa là thực phẩm giàu chất béo, nếu bạn muốn tiêu thụ được chúng thì cần phải có sự tham gia của  nước mật và lipase. Do đó, nếu uống sữa sẽ tăng thêm gánh nặng cho túi mật và tụy, khiến cho tình trạng viêm ở các cơ quan này nặng hơn.

Bệnh nhân đang hôn mê do xơ gan

Nếu uống sữa thời điểm này sẽ duy trì và tăng mức amoniac trong cơ thể. Điều này khiến gan của bạn hoạt động chậm chạp hơn và thậm chí có thể làm gan hư hỏng và tình trạng hôn mê càng nặng hơn.

Những người bị viêm thận cấp

Sau khi cơ thể tiêu thụ protein có trong sữa sẽ gây nên một sự đa dạng lớn các chất amoniacs. Một lượng lớn aminiac này trong nhiều trường hợp được bài tiết qua thận.

Tuy nhiên, nếu đang bị viêm thận cấp bạn sẽ có vấn đề về bài tiết. Do vậy nếu uống sữa có thể khiến quá trình này bị ảnh hưởng. Bởi vậy mà người bị viêm thận cấp phải kiểm soát chặt chẽ việc tiêu thụ các thực phẩm giàu protein như sữa để giảm gánh nặng cho thận.

nhung ai khong nen uong sua tuoi 1

Người bị viêm thận cấp không nên uống sữa tươi

Người bị viêm thực quản trào ngược

Do trong sữa chứa nhiều chất béo gây ảnh hưởng đến sự co thắt của cơ vòng thực quản. Nên người bị viêm thực quản trào ngược uống sữa sẽ làm tăng trào ngược dịch vị và dịch tràng, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người tiếp xúc với môi trường chì

Do Lactose trong sữa có thể thúc đẩy hấp thu và tích lũy chì trong cơ thể. Vì thế khiến bạn dễ bị nhiễm độc chì. Đặc biệt người làm công việc tiếp xúc với chì thường xuyên mà uống sữa sẽ xuất hiện tình trạng chóng mặt, mất ngủ, dễ mệt mỏi... Những trẻ em có nồng độ chì vượt quá tiêu chuẩn cũng không nên dùng sữa.

Người bị dị ứng với sữa

Do sữa chứa rất nhiều protein nên có một số người dễ bị dị ứng với sữa. Nếu dị ứng nhẹ có thể gây đau bụng tiêu chảy. Nhưng nếu bị dị ứng nặng sẽ gây viêm mũi, hen suyễn hoặc nổi mày đay sau khi uống. Do vậy những người có cơ địa dị ứng không nên dùng sữa.

Thời gian uống sữa tươi hợp lý

Bất cứ thời gian nào trong ngày bạn cũng có thể uống sữa tươi. Nhưng trước khi uống bạn cần lót dạ bằng các loại bánh hoặc đồ ăn nhẹ trước, như thế sẽ giúp quá trình hấp thu canxi trong sữa được tốt hơn.

Thời gian tốt nhất để uống sữa tươi là trước khi ngủ nửa tiếng. Do trong sữa tươi có chứa chất Trytophan, một axit amin cần thiết để sản xuất ra các chất kích thích giấc ngủ là serotonin và melatonin. Chất này giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ và điều hòa giấc ngủ được ổn định.

Không nên uống sữa vào buổi sáng đặc biệt lúc bụng đói. Chỉ nên uống sữa sau bữa sáng 1 – 2 tiếng, trong dạ dày có chất chống lại những chất độc hại của sữa khi bụng đói.

Vì mỗi người có cơ địa khác nhau nên lượng sữa cho mỗi người cũng khác nhau. Với người lớn, lượng sữa tươi uống phù hợp là khoảng 200ml/ lần. Còn với trẻ nhỏ là 150ml/lần. Bạn nên chia nhỏ lượng sữa để uống nhiều lần trong ngày.

comment Bình luận

largeer