Những cách đóng bỉm cho người già bạn cần biết

Tã giấy hay bỉm là một trong những công cụ hiệu quả trong hỗ trợ chăm sóc cho người già, mà cụ thể là vấn đề vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay không phải ai cũng biết cách chọn bỉm và cách đóng bỉm cho người già. Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề trên.
02/10/2018 05:57

Cách 1: Cách đóng bỉm quần cho người già

Việc đầu tiên bạn cần phải biết loại bỉm nào phù hợp nhất với người thân của mình. Nếu người thân của bạn vẫn có thể tự đi lại được hay đi lại nhờ sự giúp đỡ thì bỉm quần là loại phù hợp nhất.

Tư thế thích hợp để đóng bỉm là tư thế ngồi. Đối với người vẫn có thể đi lại hay cử động được thì bạn nên để cho họ tự mặc cho mình. Tiến hành đóng bỉm quần như mặc quần lót thông thường. Đường chỉ xanh là dấu hiệu của mặt lưng. Trường hợp còn lại, người trợ giúp nhẹ nhàng nhấc từng bên chân lên, sau đó đỡ họ đứng dậy và kéo bỉm lên trên. Khi miếng bỉm bị tiêu bẩn, bạn chỉ cần xé dọc hai bên, vệ sinh sạch sẽ và tiếp tục mặc vào theo cách trên.

cach-dong-bim-cho-nguoi-gia-1

Ưu điểm của các loại bỉm cho người già hiện nay

Cách 2: Cách đóng bỉm dán cho người già

Bỉm này thích hợp với những người phải nằm trên giường, không thể di chuyển hay di chuyển rất khó khăn bởi loại bỉm này được thiết kế chống trào ngược, rất thích hợp với tư thế nằm.  Lưu ý cách đóng bỉm cho người già là không được nhấc hai chân lên một lượt đưa miếng bỉm vào trong (việc này có thể vô tình làm tổn thương tới những vùng cơ thể của người sử dụng mà còn khiến cho việc thay tã trở nên khó khăn hơn) mà nhẹ nhàng chuyển từ tư thể năm thẳng sang nằm nghiêng, sau đó đặt miếng bỉm ở vị trí cân đối và từ từ trở về vị trí ban đầu. Mặt có logo của nhà sản xuất và đường chun màu xanh là dấu hiệu của mặt lưng. Mở rộng 2 chân của người dùng, kéo miếng bỉm lên ôm khít vào vùng kín. Tiến hành bóc khóa dính và điều chỉnh sao cho vừa bụng của người dùng. Khi miếng bỉm bị tiêu bẩn, bạn tháo khóa dính ở hai bên hông, xoay người bệnh sang tư thế nằm nghiêng và lấy miếng tã ra ngoài, vệ sinh sạch sẽ sau đó lại làm tương tự để mặc bỉm vào.

Cách 3: Sử dụng miếng dán phụ trợ

Miếng dãn này được sử dụng khi người bệnh phải thay trên 4 miếng bỉm/ngày. Miếng dán này đặc biệt thích hợp dùng với tã dán. Cách dùng cũng rất đơn giản: việc đầu tiên bạn xé miếng dán sau lưng của miếng dán phụ trợ, dán vào mặt trong của bỉm dán cho cân đối, sau đó tiến hành đóng bỉm dán như bình thường (đã nêu ở trên). Khi miếng dán bổ sung này bị tiêu bẩn, chỉ cần xé miếng dán này ra, vệ sinh sạch sẽ, tiếp tục dán miếng mới vào bỉm dán và sử dụng tiếp.

Tổng hợp các lỗi thường mắc phải trong cách đóng bỉm cho người già

- Sử dụng bỉm dán cho người vẫn có thể di chuyển được. Việc này sẽ khiến cho người dùng cảm thấy khó chịu bởi bỉm dán bởi mặc dù được điều chỉnh vừa vùng hông nhưng vẫn khó để ôm gọn như bỉm quần. Khi đó, sự khó chịu trong di chuyển này sẽ hạn chế sự di chuyển của người dùng, ảnh hưởng đến quá trình tập luyện và hội phục.

- Sử dụng bỉm quần cho người bị hạn chế khả năng di chuyển. Đầu tiên, loại bỉm này không có cơ chế chống trào ngược và thứ hai việc mặc cũng rất khó khăn. Vì bệnh nhân chỉ có thể nằm trên giường nên khi mặc loại bỉm này phải nhấc chân và hông lên, vừa có thể gây tổn thương cho người bệnh mà vừa khiến việc đóng bỉm khó khăn hơn rất nhiều.

- Nhấc cao chân lên khi đóng bỉm dán. Như đã nói ở trên, việc này sẽ gây tổn thương lên cơ thể người người sử dụng và mất nhiều thời gian tron việc chăm sóc.

cach-dong-bim-cho-nguoi-gia-2

Hình minh họa đóng bỉm cho người gia

- Thời gian sử dụng bỉm quá lâu. Thời gian tốt nhất để thay miếng bỉm mới là khoảng 4-5 tiếng hoặc sau khi bị tiêu bẩn. Không để lâu hơn thời gian trên vì việc  này sẽ khiến phát sinh vi khuẩn và gây viêm nhiễm.

- Phụ thuộc quá nhiều vào bỉm. Dù sao đi nữa thì đây cũng chỉ là công cụ hỗ trợ nhất thời. Cho dù đang mặc bỉm nhưng người sử dụng nếu có khả năng thì nên tự đi vệ sinh bởi việc tự đi sẽ làm tăng khả năng khôi phục sự điều khiển và chủ động, hỗ trợ rất lớn trong điều trị.

Trên đây là các cách đóng bỉm cho người già và những lỗi thường gặp khi sử dụng bỉm. Hãy là một người thông minh và chu đáo trong việc chăm sóc cho già hay bệnh nhân để giảm những bất tiện và đẩy nhanh sự hồi phục trong quá trình điều trị.

comment Bình luận

largeer