Tại sao người già hay mất ngủ?

Theo ước tính, có khoảng 48% người trên 50 tuổi bị mất ngủ. Đây chính là tình trạng rối loại giấc ngủ, ngủ không đủ giấc hoặc bị tỉnh dậy giữa giấc ngủ.
20/04/2018 14:49

Mất ngủ là gì?

 Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của con người. Khi bị mất ngủ, con ngời sẽ khó đi sâu vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, ngủ dễ tỉnh, tỉnh dậy khó ngủ lại. Thông thường mỗi lần mất ngủ sẽ kéo dài khoảng 30 phút.

Theo nghiên cứu, tỉ lệ nữ giới bị mất ngủ cao hơn nam giới, nhất là nữ giới tuổi mãn kinh. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hụt hormone sinh dục nữ estrogen. Ngoài ra, những người càng lớn tuổi thì càng dễ bị mất ngủ.

Mất ngủ được chia thành 3 loại: mất ngủ thoáng qua; mất ngủ ngắn hạn; mất ngủ dài hạn. Mất ngủ thoáng qua thường không ảnh hưởng đến sức khỏe. Song nếu mất ngủ kéo dài có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Mất ngủ kéo dài có thể làm cơ thể lảo đảo, thiếu sức sống. Mất ngủ kéo dài khiến con người cảm thấy mệt mỏi, thiếu kiên nhẫn, thiếu linh hoạt, tâm trạng chán nản, làm việc không năng suất, thậm chí còn làm suy giảm trí hớ. Ở một số đối tượng, mất ngủ thường xuyên ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, học tập và có thể dễ gây tai nạn khi tham gia giao thông.

Empty

Tại sao người già hay mất ngủ? Bất kỳ ai cũng có thể bị mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mất ngủ ở con người như:

- Mất ngủ do tuổi tác: thông thường người trên 50 tuổi sẽ dễ bị mất ngủ. Họ thường đi ngủ muộn và dậy sớm. Đêm thường chằn chọc khó ngủ, ban ngày ít ngủ.

- Mất ngủ do ngoại cảnh: một số người thường bị mất ngủ do sống trong môi trường nhiều tiếng ồn, xe cộ đi lại nhiều hoặc sống gần khu công trường ồn ào.

- Mất ngủ do bệnh lý: những người bị đau xương khớp, cảm cúm, viêm xoang, viêm loét dạ dày, đại tràng, huyết áp hay rối loạn tiểu tiện thì giấc ngủ thường bị ảnh hưởng. Ngoài ra, những người thường xuyên sử dụng chất chứa nhiều caffein cũng sẽ dễ bị mất ngủ.

- Mất ngủ do stress: gánh nặng công việc, gánh nặng cuộc sống gia đình cũng khiến nhiều người rơi vào tình trạng trằn trọc, khó ngủ. Điều này dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Theo các nhà nghiên cứu, không chỉ có người lớn, người già bị mất ngủ mà ngay cả trẻ nhỏ cũng bị mất ngủ. Trẻ con thường bị mất ngủ do không ngủ đúng giờ, hay đòi thức chơi tới khuya dẫn đến quá mệt mỏi. Ngoài ra, trẻ không ngủ được vì áp lực học tập hoặc bị có dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm.

Tại sao người già hay mất ngủ?

Người già là đối tượng dễ bị mất ngủ nhất. Thực tế cho thấy, có khoảng 50% những người cao tuổi thường xuyên bị mất ngủ. Đây là tình trạng rối loạn giấc ngủ, ngủ không đủ giấc hoặc bị tỉnh dậy giữa đêm.

Có một số quan điểm cho rằng, người già thường ăn ít, ngủ ít. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh điều này.

Hiện nay chưa có tiêu chuẩn chính xác về giấc ngủ đủ cho người cao tuổi. Nhưng National Institutes of Health đã đồng thuận tuyên bố về những chuẩn đoán, rủi ro, hậu quả và cách điều trị chứng mất ngủ thường nên ở người già.

Ở con người, các tế bào thần kinh trung ương sẽ phát triển từ khi còn là phôi thai cho đến năm 25 tuổi thì hoàn chỉnh. Nhưng sau lứa tuổi này mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào noron thần kinh chết đo. Do đó, càng nhiều tuổi lượng noron thần kinh bị hủy hoại càng nhiều giấc ngủ sinh lý vì vậy cũng ảnh hưởng đáng kể.

Tình trạng mất ngủ ở người già còn xuất hiện ở nhiều nguyên nhân khác nhau và phụ nữ cao tuổi thường bị mất ngủ nhiều hơn nam giới cao tuổi, nhất là phụ nữ tuổi mãn kinh. Khi sự thiếu hụt estrogen nội tiết tố nữ tăng cao thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài, giấc ngủ không trọn vẹn, hay trằn trọc, thao thức.

Một số nghiên cứu chỉ ra, người cao tuổi mất ngủ còn có thể do bệnh tật. Một số bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe người lớn tuổi như: viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, bệnh gút… Ảnh hưởng của bệnh tim mạch hay cao huyết áp làm thiếu máu cơ tim gây đau thắt vùng ngực, khó chịu cũng khiến giấc ngủ của người cao tuổi bị phá vỡ, nhất là vào ban đêm.

Empty

Người cao tuổi mất ngủ có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc do bệnh lý

Ngoài ra, những người cao tuổi bị mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, tiền liệt tuyến, đái tháo đường cũng rất dễ bị mất ngủ. Bên cạnh đó những bệnh lý này còn gây ra tình trạng mệt mỏi, chán nản, uể oải, giảm chú ý, giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Triệu chứng điển hình của tình trạng mất ngủ ở người già là khó ngủ, dễ tỉnh giấc, thức dậy sớm và cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày. Mất ngủ kéo dài làm cho tinh thần bị suy sụp, mệt mỏi, tâm lý bất ổn định. Những ảnh hưởng này tác động nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người.

Với người già, mất ngủ là chuyện không thể tránh khỏi. Nó chỉ khác là mất ngủ do sinh lý hay mất ngủ do bệnh lý. Tuy nhiên, nếu biết cách điều trị, khắc phục thì tình trạng mất ngủ này sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Theo chuyên gia sức khỏe, khi người già bị mất ngủ thay vì cho họ dùng thuốc hãy xây dựng cho họ một thời gian biểu ăn ngủ hợp lý, luôn tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái trong cuộc sống hàng ngày.

Những người già thường xuyên mất ngủ, trước khi đi ngủ có thể massage nhẹ nhàng vùng đỉnh đầu, vùng cổ, thái dương, lòng bàn tay, bàn chân để kích thích máu lưu thông giúp dễ ngủ hơn.

Với những người bị mất ngủ sinh lý, sau khoảng 45 phút nằm trên giường koong thể ngủ được có thể dậy đọc sách, tập thể dục… Người già nên tập thói quen ngủ trưa dù chỉ 15-20 phút, vì nó hết sức có ý nghĩa. Ngủ trưa giúp cơ thể giải phóng và có sự ứ đọng, đặc biệt là acid lactic trong quá trình chuyển hóa, là nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi. Tuy nhiên cũng tránh ngủ ngày quá nhiều sẽ làm khó ngủ vào ban đêm.

comment Bình luận

largeer