Những triệu chứng của bệnh phù thận

Bệnh phù thận thường xuất hiện đột ngột sau một đợt sốt, viêm họng, viêm mủ ngoài da nặng hoặc có ổ nhiễm trùng cư trú. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến phù thận là viêm cầu thận ( cấp tính và mãn tính), hội chứng hư thận, các bệnh nội khoa...
02/05/2018 20:18

Phù thận thường biểu hiện ở mặt, tay chân, đôi khi rất kín đáo ở mi mắt, trường hợp nặng phù toàn thân kèm theo cổ chướng (bụng to nhanh do có chứa dịch).

1. Triệu chứng của bệnh phù thận

  • Tiểu dắt: Đái nhiều lần trong ngày nhưng số lượng nước tiểu không nhiều như mọi ngày.
  •  Tiểu khó: Mỗi lần đi tiểu người bệnh phải dặn cố, mà nước tiểu không ra.
  • Tiểu không hết: Hiện tượng còn nước tiểu tồn dư trong bàng quang sau khi đi tiểu, nặng hơn có thể dẫn tới bí tiểu (không tiểu tiện được mặc dù có nước tiểu trong bàng quang). 
  • Tiểu buốt: Đau ở niệu đạo, bàng quang trong lúc đi tiểu, thường có liên quan tới nguyên nhân nhiễm trùng tiết niệu (viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt). 
  • Viêm bàng quang: là hiện tượng bị viêm người bệnh có biểu hiện tiểu dắt, buốt và nước tiểu đục có mủ. 
trieu chung benh phu than

Những triệu chứng của bệnh phù thận khiến người bệnh mỗi lần đi tiểu người bệnh phải dặn cố, mà nước tiểu không ra

  • Tiểu không tự chủ: Khi đi tiểu người bệnh không kiểm chế được dẫn đến vãi nước tiểu.
  • Đái máu: Người bệnh đái ra có màu máu, trong nước tiểu có lẫn máu, bạn phải đến bệnh viện kiểm tra ngay để được xét nghiệm kiểm tra nước tiểu để tìm nguyên nhân của bệnh.
  • Đái đục: Hiện tượng nước tiểu có vẩn đục, có cặn đục, đôi khi có lẫn máu. Nếu nước tiểu đục để lâu lắng cặn trông như các tinh thể cát, không kèm theo rối loạn tiểu tiện hoặc các biểu hiện nhiễm trùng thì không đáng lo ngại, trong nước tiểu có thể chứa nhiều cặn canxi, oxalat.
  • Đau thắt lưng: Cơn đau xuất hiện đột ngột, cảm giác nóng rát, đau nhiều một bên hố thắt lưng và đau xuyên xuống dưới kèm theo tiểu dắt, buốt, có thể kèm theo đái máu, buồn nôn.

2. Chế độ dinh dưỡng của người bệnh phù thận

  • Hoa quả

Người bệnh không nên ăn chuối vì chuối với hàm lượng natri cao có thể gây ra tình trạng viêm thận nặng nề. Hàm lượng kali lớn trong dưa hấy đối với bệnh phù thận sẽ làm tăng nguy cơ về mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

Các loại quả họ cam chanh rất tốt đối vời người mắc các bệnh thận song phù thận lại được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều quýt bởi vitamin C trong quả gia tăng quá trình chuyển hóa trở thành thành oxalate, ảnh hưởng lớn đến người bệnh.

  • Các loại rau xanh

Với bệnh phù thận nên tránh một số loại rau xanh như măng tre, rau bina, gừng. Đặc biệt, khi nạp quá nhiều rau bina sẽ gia tăng quá trình muối kết tinh trong nước tiểu. Ngoài ra, đậu đỗ cũng là thực phẩm người bị bệnh phù thận không được sử dụng quá nhiều bởi protein trong thành phần sẽ làm tăng lên quá trình bài tiết protein thông qua đường nước tiểu.

trieu chung benh phu than.jpg 1

Khi bị bệnh phù thận, mọi người nên hạn chế ăn thịt động vật

  • Với thịt động vật

Không nên ăn quá nhiều thị gà bởi chứa nhiều protein có thể sẽ tạo ra hiện tượng tăng urê huyết, từ đó gây suy thận. Hàm lượng cholesterol và purin trong thận lợn rất cao nên nếu người bệnh lạm dụng rất có khả năng làm tăng lipit huyết cũng như tăng axít uric-huyết khiến bệnh thận thêm nghiêm trọng nên cần phải tránh.

  • Hàm lượng muối

Muối được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh thận mạn tính. Dùng quá nhiều muối sẽ dẫn đến tình trạng giữ nước trong cơ thể, làm tăng áp lực lên các mạch máu, tăng gánh nặng cho thận. Chính vì vậy người bệnh suy thận nên hạn chế sử dụng, không nên ăn quá 2 – 4g muối mỗi ngày (tương đương 1/4 muỗng cafe).

  • Chất bột đường

Người suy thận có thể ăn các loại chất bột ít đạm như miến, bột sắn dây, gạo xay trắng, khoai lang, khoai sọ, hủ tíu, bún, phở…

  • Chất đạm

Thịt, cá, thịt gia cầm, trứng là những thực phẩm chứa nhiều đạm mà người bệnh có thể ăn. Nhưng người bị phù thận kèm rối loạn mỡ máu thì chỉ nên ăn 3 quả trứng/tuần, ăn cách ngày; thịt bò ăn 1 – 2 lần/tuần; cá biển (cá hồi, cá trích, cá nục…) ăn 2 lần/tuần. Tùy theo giai đoạn của bệnh  mà lượng đạm bổ sung vào cơ thể sẽ khác nhau.

  • Chất béo

Có thể sử dụng các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe như: dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu…, mỡ cá.

3. Phù thận có nên uống nhiều nước?

Thực tế, lượng nước cung cấp cho cơ thể còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh phù thận của từng người.

Đối với người có nước tiểu ít: Cần phải uống nhiều nước hoặc có thể phải truyền nước nếu người bệnh không có khả năng tự uống.

Đối với người tiểu nhiều, đái tháo nhạt: Nên bổ sung lượng nước phù hợp tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Ở giai đoạn suy thận nặng: Người suy thận nên hạn chế uống nước để đỡ gánh nặng cho thận. Việc uống nước sẽ tùy theo nhu cầu của người bệnh, không cần quá nghiêm ngặt.

Đối với những người bị phù, suy thận cấp giai đoạn vô niệu, cũng cần cân bằng giữa lượng nước vào và ra. Nếu lượng nước vào lớn hơn lượng nước ra có thể gây ra tình trạng phù nề, tăng huyết áp và suy tim. Còn lượng nước vào nhỏ hơn sẽ gây mất nước, hạ huyết áp, choáng.

comment Bình luận

largeer