Quản lý giá test nhanh COVID-19, giảm khó khăn cho người bệnh

Ảnh minh họa
Theo thông tin từ phóng viên, trước nhu cầu test nhanh tầm soát COVID-19, đã có hiện tượng “loạn” giá dịch vụ này. Vào thời điểm cuối tháng 6, tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, giá dịch vụ đối với loại test nhanh của Việt Nam là 250 nghìn đồng, đối với test nhanh Abbott Hoa Kỳ là 400 nghìn đồng.
Cũng vào thời điểm trên, tại Bệnh viện E, chi phí test nhanh COVID-19 là 238 nghìn đồng. Còn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, chi phí test nhanh tại bệnh viện này là 300 nghìn đồng.
Tại Hà Tĩnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh ra văn bản quy định mức thu phí tạm thời test nhanh COVID-19 tại các cơ sở y tế là 150 nghìn/lần, chi phí cụ thể sẽ cân đối sau. Mức thu này thấp hơn 88 nghìn so với mức giá tối đa của Bộ Y tế (238 nghìn).
Tại Nghệ An, các cơ sở y tế đồng loạt áp dụng mức thu phí 238.000 đồng/lần test nhanh COVID-19. Nhiều người phản ánh mức thu này quá cao, đặc biệt đối với người khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo. Sau đó, UBND tỉnh Nghệ An quy định miễn phí test nhanh đối với bệnh nhân suy thận, Sở Y tế Nghệ An cũng ra văn bản chấn chỉnh. Do đó, một số bệnh viện giảm giá test nhanh xuống còn 150 nghìn-170 nghìn/lần, hoặc miễn phí cho một số đối tượng (người có công với cách mạng, người già, trẻ em...), nhưng một số cơ sở y tế vẫn duy trì mức thu tối đa 238.000 đồng.
Bác sĩ Nguyễn Văn Lĩnh-Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hồng Hà (Hà Tĩnh) cho biết bệnh viện chỉ thu 150 nghìn/1 test nhanh, mức thu này chưa đủ chi phí để bảo đảm hòa vốn, nhưng trong hoàn cảnh dịch bệnh, bệnh viện chia sẻ khó khăn với bệnh nhân.
PGS.TS Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cũng chia sẻ quan điểm chỉ đạo của ngành y tế là không xem test nhanh là một dịch vụ thu lời. “Đây là một chi phí phát sinh do yêu cầu phòng chống dịch bệnh, có tính chất thời điểm, trong khi người dân, bệnh nhân còn khó khăn, nên quan điểm của chúng tôi là các cơ sở y tế cần có sự chia sẻ với bệnh nhân” – ông Dương Đình Chỉnh nói.
Như vậy, nếu chính quyền địa phương và ngành y tế quan tâm, có giải pháp chỉ đạo phù hợp thì giá dịch vụ test nhanh tầm soát COVID-19 có thể giảm xuống ở mức không lợi nhuận, nhằm giảm khó khăn cho bệnh nhân và người dân nghèo trong thời điểm dịch bệnh.
Đây là việc cần thiết, nên làm và cần có sự đồng thuận rộng rãi. Đương nhiên nguyên tắc ngành y đã bỏ chi phí thì phải được hoàn trả, kinh doanh thì phải có lãi. Nhưng trong hoàn cảnh dịch bệnh và đối tượng phục vụ là người bệnh còn nhiều khó khăn, thì cần có sự chia sẻ của các cơ sở y tế, thể hiện tính nhân văn của nghề chữa bệnh cứu người.
LÂM CHÍ CÔNG

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am