Sau phẫu thuật viêm tai giữa nên ăn gì?

Phẫu thuật mổ viêm tai giữa là phương án hiệu quả nhất để điều trị bệnh viêm tai giữa. Tuy nhiên, sau mổ để hồi phục nhanh nhiều bệnh cần tăng cường ăn thực phẩm giàu vitamin C, chất xơ, omega-3, khoáng chất…
30/05/2018 14:18

1. Phẫu thuật viêm tai giữa là gì?

Tai là một bộ phận quan trọng đối với cơ thể, nó giúp chúng ta nhận biết các thông tin từ bên ngoài. Nhưng nếu không được bảo vệ và chăm sóc cẩn thận sẽ rất dễ khiến tai bị tổn thương. Một trong những bệnh thường gặp là viêm tai giữa.

Viêm tai giữa là bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng không hiếm gặp. Viêm tai giữa là tình trạng hệ thống vòm nhĩ và xương chũm, thường có tạo dịch trong hòm nhĩ. Dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng.

Viêm tai giữa có thể được chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, trong trường hợp diễn biến nghiêm trọng thì cần điều trị bằng phương án phẫu thuật. Thông thường phẫu thuật được thực hiện nếu gặp một trong những trường hợp sau:

- Bệnh nhân bị chảy mủ quá nhiều hoặc mủ tai có mùi hôi thối

- Đã trải qua điều trị bằng thuốc nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.

Empty

Sau phẫu thuật viêm tai giữa nên ăn gì? Phẫu thuật viêm tai giữa là phương án điều trị bệnh tốt nhất

Việc phẫu thuật được thực hiện nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm liên quan đến não bộ. Phẫu thuật mổ viêm tai giữa có nhiều cách như: mổi mở hoặc mổ nội soi. Mổ mở thì thường tạo ra vết thương lớn, chảy máu nhiều. Phẫu thuật mổ nội soi thì bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi đau ở vết rạch, các bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc giảm đau sau khi mổ xong.

Mổ nội soi thường giúp vết thương phục hồi nhanh hơn sau phẫu thuật, rút ngắn thời gian nằm viện, ít đai và ít để lại sẹo hơn. Người bệnh có thể ra về ngay sau khi mổ.

Mổ nội soi thông qua sự theo dõi  của camera đã gắn vào trong tai, bác sỹ sẽ sử dụng các dụng cụ thiết bị chuyên dụng để loại bỏ các mô chứa bệnh, lấy hết dịch mủ viêm nhiễm, thời gian điều trị ngắn. Sau mổ khoảng 1 – 2 tuần bệnh nhân sẽ quay lại bệnh viện để loại bỏ hết chỉ khâu.

Thông thường, sau khi phẫu thuật viêm tai giữa bệnh nhân sẽ có biểu hiện: nhức đầu, nhức tai kèm theo triệu chứng nôn ói. Trong các đơn thuốc bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau nhất định. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu nhức tai hay đau đầu quá nhiều so với bình thường thì cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Sau phẫu thuật cần lưu ý luôn giữ cho tai sạch sẽ, thay băng gạc hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn. Nên đến bệnh viện làm thủ tục cắt chỉ khâu vào thứ 7 sau phẫu thuật, tháo toàn bộ băng gạc vào ngày thứ 15 sau phẫu thuật.

2. Sau phẫu thuật viêm tai giữa nên ăn gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh sau phẫu thuật viêm tai giữa. Để đảm bảo phục hồi nhanh chóng, không làm ảnh hưởng đến vết thương sau mổ người bệnh nên ăn thực phẩm sau:

- Nên ăn thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như cải xoăn, mù tạt xanh, ớt chuông, bông bắp cải, súp lơ, kiwi, đu đủ… Những thực phẩm này giúp vết thương nhanh lành và chống viêm nhiễm.

- Nên tăng cường ăn các loại rau như: rau dền, rau muống giúp cung cấp sắt, chất xơ cho cơ thể.

- Người bệnh sau mổ viêm tai giữa nên ăn các thực phẩm được chế biến dưới dạng luộc, nấu.

- Nên ăn các thực phẩm lỏng, mềm sau ngày phẫu thuật đầu tiên.

- Sau phẫu thuật nên cho người bệnh ăn cá biển giàu i ốt, omega-3, chất khoáng. Việc này giúp bệnh tình phục hồi nhanh và dễ dàng hơn.

- Nên sử dụng dầu thực vật trong việc chế biến món ăn cho người bệnh thay vì sử dụng mỡ động vật để tránh viêm nhiễm.

- Đặc biệt, trái cây là loại thực phẩm cực tốt cho người bị viêm tai giữa. Dâu tây có chứa nhiều vitamin C, chất chống oxyx hóa, chất xơ, I ốt, kali, folate rất tốt cho sức khỏe.

Empty

Sau phẫu thuật viêm tai giữa nên ăn gì? Dâu tây là loại quả cực tốt cho người bị viêm tai giữa

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thì người bị viêm tai giữa sau phẫu thuật viêm tai giữa không nên ăn:

- Không nên nhiều đường. Bởi có nghiên cứu chỉ ra, 1 người tiêu thụ 100 g đường/ 1 ngày làm suy giảm chức năng miễn dịch 50% trong vòng 5 giờ từ lúc ăn.

- Sau phẫu thuật viêm tai giữa cũng cần hạn chế tối đa việc ăn mật ong, trái cây khô, các loại nước ngọt, bánh kẹo, kem…

- Hạn chế ăn thực phẩm cứng, hạn chế ăn vặt vì nhai thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến cơ và khớp hàm từ đó làm chậm quá trình phục hồi.

- Hạn chế bia rượu, thuốc lá trong thời gian điều trị sau phẫu thuật.

Ngoài ra, để bệnh lý phục hồi tốt hơn, người bệnh cần giữ vệ sinh tai sạch sẽ, thấm khô tai sau khi tắm, gội đầu, đi bơi,...Cần giữ vệ sinh mũi, họng sạch sẽ, tránh để bị viêm nhiễm dẫn tới vi khuẩn xâm nhập gây viêm tai.

comment Bình luận

largeer