Sau phẫu thuật sinh mổ nên ăn gì?

Phẫu thuật sinh mổ được thực hiện khi thai nhi nằm không đúng tư thế như nằm ngang, nằm chéo… hoặc do sản phụ khó sinh. Do sinh mổ mất nhiều máu, vết thương lớn nên sau sinh sản phụ cần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng đặc biệt.
27/05/2018 16:22

1. Phẫu thuật sinh mổ là gì?

Phẫu thuật sinh mổ (mổ lấy thai, mổ bắt con, mổ cesar) là phương pháp mổ để lấy em bé ra khỏi tử cung của người mẹ. Vết mổ được rạch ở trên thành bụng, còn thành tử cung vẫn còn nguyên vẹn.

Định nghĩa phẫu thuật sinh mổ này không bao gồm cả việc mổ bụng để lấy thai nhi ngoài tử cung, nằm trong ổ bụng hay lấy một thai đã rơi ra một phần hay toàn bộ trong ổ bụng do vỡ tử cung.

Sinh mổ được các bác sĩ thực hiện sau khi gây tê màng cứng hoặc gây tê cột sống để mẹ vẫn có thể nhận biết được sự ra đời của con mình mà không cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên, các bác sĩ gây mê quyết định chọn phương án gây mê phù hợp nhất với sức khỏe của từng sản phụ.

Quá trình sinh mổ của một sản phụ sẽ được các bác sĩ dự kiến từ trước, phần lớn là bác sĩ chỉ định sinh mổ do cơ thể mẹ không đáp ứng được việc sinh thừng.

Empty

Sau phẫu thuật sinh mổ nên ăn gì? Sinh mổ chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ

Theo các chuyên gia, sinh mổ là phương án không an toàn bằng sinh thường. Nguyên nhân là do vết mổ cần thời gian phục hồi lâu hơn. Đồng thời, việc phẫu thuật cũng có nhiều khả năng gây viêm nhiễm, chảy máu, đông máu, đau đớn sau sinh….

Sinh mổ chỉ được chỉ định thực hiện trong những trường hợp sau:

- Sản phụ đã từng sinh mổ một lần với vết mổ dịch tử cung “cổ điển” hoặc từng sinh mổ từ 2 lần trở lên.

- Những người từng thực hiện các phẫu thuật xâm lấn tử cung khác như: cắt bỏ u xơ tử cung cũng sẽ được chỉ định sinh mổ.

- Sản phụ mang đa thai (từ 2 thai trở lên) cũng được chỉ định sinh mổ.

- Trường hợp thai nhi được dự kiến là rất lớn, nặng cân cũng sẽ được chỉ định sinh nở.

- Thai nhi có ngôi thai ở ngôi mông hoặc ngôi nằm ngang cũng được chỉ định sinh nở.

- Sản phụ bị nhau tiền đạo, nhau thai bám rất thấp trong tử cung, che lấp phần cổ tử cung cũng được chỉ định mổ lấy thai.

- Thai nhi được chẩn đoán mắc bệnh hoặc có bất thường khiến sinh nở tự nhiên khó thì sẽ được chỉ định mổ lấy thai.

- Sản phụ chẩn đoán dương tính với HIV trong tháng cuối thì sẽ được chỉ định mổ lấy thai.

Sinh mổ nên diễn ra vào thời điểm nào? Quá trình mang thai bình thường sẽ kéo dài khoảng 40 tuần, sản phụ sinh mỗ sẽ được thực hiện ở tuần 39 hoặc tuần thứ 40.

Tuy nhiên, nếu sản phụ cần phải phẫu thuật trước thời gian đó thì bác sĩ sẽ giợi ý làm xét nghiệm “chọc ối”. Xét nghiệm này sẽ giúp cho bạn biết phổi của trẻ đã sẵn sàng cho hoạt động hô hấp bên ngoài hay chưa.

2. Sau phẫu thuật sinh mổ nên ăn gì?

Sau sinh mổ, sản phụ thường rất đau đớn do vết rạch ở bụng hết thuốc tê. Vì vậy, thời điểm này bà bầu cần được chăm sóc, có chế độ dinh dưỡng đặc biệt để giảm đau giúp về thương nhanh lành và có sữa để cho con bú.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng ở thời điểm này của sản phụ còn cao hơn cả khi mang thai. Khi cơ thể không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng thì khả năng gọi sữa về là rất kém. Đồng thời sản phụ muốn phục hồi sớm thì bổ sunh dinh dưỡng lành tính là việc vô cùng quan trong.

Sau sinh sản phụ cần có chế độ dinh dưỡng an toàn như sau:

  • Sản phụ cần ăn chay từ 6 – 8 giờ sau sinh

Sau sinh từ 6 – 8 giờ nếu sản phụ chưa xì hơi thì bác sĩ sẽ không cho phép ăn uống gì. Trong trường hợp sản phụ đã xì được hơi thì sẽ chỉ định cho ăn các món như súp, cháo hầm chay để đường ruột dễ tiêu hóa.  Song sản phụ cũng cần lưu ý, không nên ăn quá nhiều 1 lúc hoặc sử dụng thực phẩm khó tiêu dễ gây đầy hơi, táo bón.

Sau phau thuat sinh mo nen an gi (2)

Sau phẫu thuật sinh mổ nên ăn gì? Sau sinh sản phụ chỉ nên ăn cháo loãng

  • Ăn các loại thịt đỏ giàu đạm, sắt

Sau khi đã xuất viện, sản phụ cần bổ sung ăn thêm nhiều thịt đỏ giàu đạm, sắt như: thịt bò, gà, lợn… Vì đây là những thực phẩm giúp hỗ trợ sản sinh lượng máu cần thiết để bổ sung vào lượng máu còn thiếu khi sinh mổ. Đồng thời giúp phục hồi năng lượng, thúc đẩy tiến tình lành vết thương nhanh hơn.

  • Ăn nhiều rau củ, trái cây

Sau khi sinh mổ, sản phụ nên ít vận động đi lại để không làm ảnh hưởng đến vết thương. Sau đó cần ăn thêm nhiều rau củ, trái cây để bổ sung chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, chống bị táo bón, thậm chí là trĩ sau sinh.

Các chuyên gia khuyến khích sản phụ nên ăn nhiều rau ngót, rau mồng tơi vì nó có tính mát và lợi sữa. Các loại trái cây nên ăn như chuối, bưởi, na, đu đủ…

  • Uống nhiều nước đun sôi để nguội

Mỗi ngày, sản phụ nên uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước để đảm bảo kích thích sự tiết sữa. Đồng thời hạn chế tình trạnh viêm đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ sau sinh.

  • Tăng cường ăn tôm

Các nghiên cứu chỉ ra, trong giai đoạn sản dịch sản phụ nên ăn nhiều chất có tác dụng co hồi tử cung để đẩy nhanh chất dịch ứ đọngt rong buồng trứng ra ngoài. Các loại tôm là một lựa chọn hợp lý. Nhiều nghiên cứu y học chỉ ra, trong tôm có những chất có tác dụng giúp co hồi tử cung hiệu quả.

Ngoài ra, để gọi sữa, tăng tiết sữa nhanh hơn thì nên tăng cường ăn các món ăn lợi sữa như: cháo móng giò, uống đủ nước,..

  • Lưu ý về chế độ ăn sau sinh

- Sau sinh, sản phụ cần tránh các thực phẩm gây đầy hơi như đường, sữa đậu nành, tinh bột.

Empty

Sau phẫu thuật sinh mổ nên ăn gì? Không nên ăn cá sau sinh

- Sau sinh mổ không nên ăn đồ tanh như: cua, rau đay, cá, ốc… để tránh ức chế sự ngưng tụ của máu và không có lợi cho sữa.

- Không được ăn đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà để tránh gây sẹo lồi và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vết thương.

- Ngoài ra, sau sinh mổ sản phụ cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh, đi lại nhiều để không làm tổn thương vết thương mổ.

comment Bình luận

largeer