Sau sinh bao lâu thì được tắm gội?
Phụ nữ sau sinh bao lâu mới được tắm gội?
Sinh nở là một công việc hết sức nặng nhọc. Sau những phút giây vật vã trên giường sinh, phụ nữ đã tiêu tốn rất nhiều sức lực và năng lượng. Sau cuộc vượt cạn, cơ thể người mẹ sẽ ra nhiều mồ hôi, lỗ chân lông nở to, vì vậy khí lạnh, khí độc dễ xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, vào mùa hè khi trời nóng khiến mồ hôi ra nhiều, nếu để lâu không tắm cơ thể sẽ càng bẩn và càng dễ nhiễm khuẩn.
Sau sinh bao lâu thì được tắm gội? Phụ nữ sau sinh 3-4 ngày là có thể tắm gội được đối với sinh thường và 5-7 ngày đối với sinh mổ
Theo các bác sĩ khoa sản, sản phụ khi ở viện có thể lau người bằng nước ấm 40 độ C. Khi về nhà, thông thường sau sinh khoảng 3-4 ngày là phụ nữ có thể tắm được. Không nên để sau một tháng mới tắm như quan niệm dân gian. Đối với phụ nữ sinh mổ thì sau khoảng 5-7 ngày mới nên tắm. Do lúc đó vết mổ chưa khô nên nước có thể ngấm vào bên trong cơ thể gây bệnh.
Tuy nhiên, khi tắm gội, các sản phụ cũng cần chú ý đến các biểu hiện của sức khỏe như: thấy mệt mỏi, chóng mặt thì cần nhanh chóng lau khô người rồi vào nghỉ ngơi.
Cách tắm đối với phụ nữ sau sinh cũng là một vấn đề cần được chú ý. Việc tắm gội không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Trong đó, tắm nhanh và tắm dội là 2 yêu cầu cơ bản.
Tắm nhanh là thời gian tắm không được lâu quá, khoảng 5-10 phút là phù hợp. Còn tắm dội là dùng vòi hoa sen hoặc gáo múc nước, dội từ trên xuống dưới. Các mẹ không nên tắm trong bồn tắm hoặc tắm chậu.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý đến các yếu tố sau khi tắm:
- Không tắm nước lạnh, khi tắm cần tắm nước ấm dù là mùa hè hay mùa đông. Tắm nhanh khoảng 5-10 phút để tránh cho cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Cần tắm ở nới kín đáo, tránh gió lùa và tắm xong cần lau khô người nhanh.
- Khi gội đầu cần chú ý gội nhanh và lâu đầu cho nhanh khô. Tốt nhất là các mẹ nên dùng máy sấy để sấy tóc cho nhanh khô.
Vệ sinh bộ phận sinh dục cho sản phụ như thế nào?
Vệ sinh sau sinh là hết sức quan trọng và cần thiết đối với phụ nữ sau sinh. Do sau sinh, tử cung sẽ co bóp để đẩy sản dịch ra bên ngoài. Sản dịch thực chất là mầng rau và những dịch, niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra. Bản chất của chúng là protein, được phân hủy và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong đường sinh dục của người phụ nữ phát triển. Các loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể phụ nữ.
Bên cạnh đó, cơ quan sinh dục của phụ nữ luôn có vi khuẩn ẩn nấp. Việc vệ sinh không sạch sẽ rất dễ gây ra nhiều bệnh lý cho sản phụ. Do đó, sản phụ nên vệ sinh cơ thể ít nhất 3 lần mỗi ngày là sáng chiều và tối.
Nếu sản dịch ra nhiều thì sản phụ nên vệ sinh nhiều lần và các phương tiên để vệ sinh phải sạch sẽ. Tốt nhất sản phụ nên dùng nước sôi để nguội hoặc nước ấm để vệ sinh vùng kín.
Khi vệ sinh, không nhất thiết phải dùng dung dịch sát khuẩn, nhưng sử dụng nước sạch là cần thiết. Không nên dùng nước muối loãng để vệ sinh vì tinh thể muối sẽ hút nước. Điều này khiến vùng kín ngoài của người phụ nữ luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.
Sau khi tắm gội xong sản phụ cần lau người khô nhanh và sấy tóc để cơ thể không bị nhiễm lạnh
Lưu ý cho phụ nữ sau sinh
- Ăn uống lành mạnh: Bữa ăn của mẹ nên cho thêm gừng, hạt tiêu đen, dầu mè hoặc rượu nếp. Chúng sẽ giúp làm nóng cơ thể, tăng cường sức bền và có ích cho quá trình hồi phục sức khỏe của mẹ sau sinh.
- Nghỉ ngơi: Không nên nấu nướng nội trợ hoặc dọn dẹp nhà cửa. Các mẹ nên dành thời gian để nghỉ ngơi, giúp cơ thể máu chóng hồi phục.
- Máy lạnh: Không nên bật máy lạnh hoặc quạt ở cường độ cao vì có thể dẫn tới các bệnh về xương khớp hoặc viêm xoag khi có tuổi.
- Thư giãn: Tránh để bản thân xúc động hoặc phấn khích quá mức vì có thể dẫn tới chứng trầm cảm sau sinh. Cần duy trì trạng thái ổn định và hạn chế tối đa các hoạt động cần dùng sức.
- Massage: Đây là cách tốt nhất để các mẹ có thể lấy lại sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Các mẹ có thể dùng dầu hạt cải hoặc đá nóng để massage cơ thể và làm sạch tử cung.
- Tập luyện: Nên tập luyện những động tác nhẹ nhàng như nghiêng vùng chậu và hông, trượt chân, căng cơ cổ, vai và lưng sẽ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm