Sau sinh ăn rau mồng tơi được không?

Rau mồng tơi không chỉ là một món rau quen thuộc của người Việt mà nó còn là một bài thuốc chữa bệnh rất tốt. Đặc biệt phụ nữ sau sinh ăn rau mồng tơi có thể giúp tăng cường lượng sữa tiết ra và bồi bổ cơ thể.
12/04/2018 14:34

Lợi ích sức khỏe từ rau mồng tơi

Rau mồng tơi là loại rau phổ biến ở nước ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon tốt cho sức khỏe. Không chỉ ở Việt Nam, loài rau này còn được trồng nhiều quốc gia trên thế giới. Lá và đọt thân của rau mồng tơi được sử dụng để nấu canh, xào tỏi.

Theo Đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính hàn không chứa độc. Ăn rau mồng tơi có tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc cơ thể.

sau sinh an rau mong toi duoc khong

Sau sinh ăn rau mồng tơi được không? Rau mồng tơi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa bệnh rất tốt

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong 100g rau mồng tơi có chứa:2g đạm; 1,4g tinh bột; 900mg tro; 176mg canxi; 1,6mg sắt; 92,9g nước; 2,5g chất xơ; 37,7mg photpho; 72mg vitamin C; 600mg vitamin PP; 100mcg vitamin B1; 200mcg vitamin B2….

Trong rau mồng tơi có chứa Vitamin A3 và B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt, axit folic. Đây đều là những khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Ở Indonesia, rau mồng tới còn được sử dụng để chữa các bệnh như táo bón ở trẻ em, đẻ khó. Ở Trung Quốc, loại rau này được đem giã nát rồi đắp vào vùng vú sưng nứt, giải độc.

Tuy là loại rau rất giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất, nhưng mồng tơi lại chứa rất ít calo và chất béo. Do vậy đây là thực phẩm lý tưởng cho những bệnh nhân tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp và người bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thê.r

Hơn nữa, rau mồng tơi rất thích hợp cho người già, người bị suy nhược cơ thể. Chúng không chỉ giúp ngăn chặn quá trình hấp thụ chất béo mà còn giúp cải thiện tích cực cho hệ hóa giúp hoạt động trơn tru hơn, kích thích nhu động ruột và nhuận tràng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chất nhầy của rau mồng tơi còn có tác dụng tốt trong việc hấp thụ cholesterol nội sinh và ngoài sinh. Điều này giúp cơ thể đào thải cholesterol dễ dàng qua phân làm giảm nguy cơ béo phì.

Tuy nhiên, việc sử dụng rau mồng tơi cũng nên được chú ý. Nếu dùng quá nhiều có thể dẫn tới sỏi thận, mảng bám răng, khó chịu cho dạ dày, kém hấp thụ do trong rau có chứa axit oxalic.

Sau sinh ăn rau mồng tơi được không?

Đối với phụ nữ sau sinh, rau mồng tơi được coi là thực phẩm vàng bởi nhiều công dụng mà chúng mang lại. Ăn rau mồng tơi giúp mẹ tiết ra nhiều sữa hơn, mau hồi phục vết thương cũng như có tác dụng làm đẹp da rất tốt.

Trong rau mồng tơi có chứa vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt rất tốt cho thai phụ… Trong sách y học cổ cho biết, loại rau này còn có tác dụng hoạt thai làm dễ sinh.

Đối với phụ nữ sau sinh thì đây là món ăn rất tốt cho sức khỏe do chứa nhiều khoáng chất và vitamin lại có ít chất béo.

Hơn nữa, đối với sản phụ, ăn rau mồng tơi chế biến cùng các nguyên liệu khác như đậu đen, gà ác có thể giúp các mẹ nhiều sữa, nhanh phục hồi sức khỏe, da dẻ hồng hào, tóc đen. Nguyên liệu để làm món ăn này gồm gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm. Đem tất cả các nguyên liệu ninh nhừ rồi ăn nóng cả nước và cái, mỗi tuần 1 – 2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành.

sau sinh an rau mong toi duoc khong 1

Phụ nữ sau sinh ăn rau mồng tơi giúp nhuận tràng, tăng tiết sữa, giảm cân, bồ bổ tốt cho sức khỏe

Ẳn rau mồng tơi còn giúp các mẹ lưu thông khí huyết, nhuận tràng, giảm táo bón sau sinh rất tốt. Bạn chỉ cần nấu canh rau mồng tơi ăn hàng ngày là sẽ đẩy lùi nhanh cơn táo bón.

Bên cạnh đó, rau mồng tơi giã nát lấu nước cốt rồi trộn cùng vài hạt muối thoa đều lên mặt trước khi đi ngủ sẽ giúp lưu thông khí huyết, da dẻ mịn màng, tươi trẻ. 

Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau sinh khi ăn rau mồng tơi cần chú ý. Do rau có tính hàn lại nhuận tràng nên nếu đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng, có bệnh về thận thì không nên ăn rau mồng tơi.

Để giảm tính hàn của rau có thể nấu thật kỹ hoặc nấu cùng các loại thực phẩm khác có nguồn gốc từ động vật.

comment Bình luận

largeer