Tác dụng của rượu tỏi

Tác dụng của rượu tỏi. Rượu ngâm tỏi có tác dụng chữa viêm khớp, viêm hô hấp, huyết áp cao... Tuy nhiên, những người đang sốt, nhiễm trùng chân răng và viêm xoang cần cẩn trọng khi sử dụng loại rượu này.
07/02/2018 11:34

Tác dụng của rượu tỏi

Trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, tác động vào hai kinh can và vị, giải độc. Hơn nữa, trong tỏi có thành phần iot và tinh dầu, thành phần chủ yếu là alicin có công dụng sát trùng, kháng khuẩn, kháng virus và kháng ký sinh trùng trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm. Tỏi ngâm rượu có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chữa trị nhiều bệnh, cải thiện sức đề kháng.

Tac dung cua ruou toi 4

Tác dụng của rượu tỏi. Tỏi có vị cay, tính ôn chứa alicin tốt cho sức khoẻ

Tuy nhiên, trong tỏi tươi không có alicin ngay mà có chứa aliin (một loại axit amin) chịu tác động của enzym alinase có trong củ tỏi khi đã đập dập mới cho ra alicin.

Bên cạnh đó, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng... đặc biệt là selen.

Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu.

Tỏi còn có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận, song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh sau:

Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương khớp...).

Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản...).

Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).

Bệnh đường tiêu hoá (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).

Đến năm 1983, các nhà y học Nhật Bản đã thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh là các bệnh trĩ, đái tháo đường và kết luận rượu tỏi là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao, không gây phản ứng phụ.

Tac dung cua ruou toi 2

Rượu tỏi có tác dụng điều trị các bệnh về hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh tiêu hoá...

Đối tượng sử dụng rượu tỏi hiệu quả:

Người bị các bệnh về xương khớp như viêm đau khớp, mỏi xương khớp

Người mắc bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản

Người bị bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch

Người bị bệnh đường tiêu hoá như đau dạ dày, viêm loét dạ dày giai đoạn đầu, khó tiêu

Người mắc bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Người mắc bệnh đái tháo đường

Rượu tỏi ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Người béo phì sử dụng rượu tỏi để giảm cân

Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên, đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng sử dụng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng.

Nếu dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp...

Cách ngâm rượu tỏi

Chọn nguyên liệu

Nên chọn những củ tỏi chắc khoẻ không bị mối mọt, sâu đục, mọc mầm, nên chọn những củ tỏi già để ngâm vì chúng ít mọc mầm hơn so với củ non.

Tuỳ vào kích thước và số lượng ngâm để chọn loại bình thuỷ tinh ngâm phù hợp.

Chọn loại rượu có nồng độ từ 40 - 45 độ

Cách ngâm rượu tỏi nguyên củ

Tỏi đem phơi khô có ánh nắng khoảng 5 nắng rồi đem bóc vỏ.

Rửa qua tỏi đã bóc với nước rượu (nên dùng loại rượu đã chọn để tráng).

Đem tỏi sao với lửa (sao khoảng 4 - 5 phút rồi bỏ tỏi ra, đảo đều tay tránh tỏi cháy).

Tac dung cua ruou toi 3

Tác dụng của rượu tỏi. Tỏi ngâm nguyên tép

Cho tỏi vào bình ngâm với 2 lít rượu trắng rồi đổ từ từ vào.

Đậy kín nắp ngâm trên 60 ngày có thể sử dụng.

Cách ngâm rượu tỏi giã nhuyễn hoặc thái lát

Phương pháp này thời gian ngâm nhanh hơn.

Tỏi đem phơi khô ráo có nắng, khoảng 5 nắng là được rồi đem bóc vỏ.

Dùng dao và thớt đem tỏi thái thành lát mỏng có độ dày khoảng 0,5 - 1cm hoặc đem giã nhuyễn.

Sao với lửa khoảng 3 phút, đảo đều tay.

Tac dung cua ruou toi

Tác dụng của rượu tỏi. Tỏi ngâm thái lát hay giã nhuyễn có tác dụng tốt hơn tỏi ngâm nguyên tép

Cho 1kg tỏi đã thái hay giã nhuyễn vào bình ngâm chuẩn bị 1,5 - 2 lít rượu trắng rồi đổ vào.

Đậy nắp kín ngâm khoảng trên 30 ngày có thể dùng được.

Sau 2 ngày màu rượu sẽ chuyển sang hơi vàng và chuyển sang màu vàng nghệ sau 2 tuần.

Được biết, tỏi đập dập hay thái lát có công dụng tốt hơn so với ngâm nguyên tép tỏi. Khi thái lát hay đập dập để khoảng 15 phút dưới không khí, có xúc tác của phân hoá tố anilaza sẽ phóng thích chất alicin trong tỏi làm tăng hiệu quả của rượu.

Khi ngâm rượu tỏi tránh ánh nắng trực tiếp, khô ráo thoáng mát, nhiệt độ rơi vào khoảng dưới 25 độ C.

Cách dùng rượu tỏi

Ngày uống 1 - 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trong bữa ăn. Không nên lạm dụng, uống quá liều chỉ định 100ml sẽ làm phản tác dụng.

Những ai không nên dùng rượu tỏi

Phụ nữ đang mang thai

Người bị đau mắt đỏ, mắt sưng huyết không nên dùng

Tac dung cua ruou toi 5

Tác dụng của rượu tỏi. Phụ nữ đang mang thai, đau mắt đỏ, nóng bức mụn nhọt... không nên dùng rượu tỏi

Người nóng bức mụn nhọt không nên dùng

Người bị viêm loét dạ dày giai đoạn cuối không nên dùng

Nên thm khảo ý kiến của các y bác sỹ trước khi sử dụng, do cơ địa mỗi người khác nhau.

comment Bình luận

largeer