Tác dụng phụ của quả đu đủ

Đu đủ là loại quả khá giàu dưỡng chất, có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể… . Tuy nhiên ăn nhiều đu đủ sẽ có tác dụng phụ mà chúng ta chưa biết.
15/05/2018 11:10

1. Tác dụng phụ của quả đu đủ

Gây sảy thai: Đu đủ xanh được xem như một bài thuốc tự nhiên để phá thai ngoài ý muốn. Trong khi đu đủ chín được coi là an toàn và bổ dưỡng thì đu đủ xanh lại có nhựa thể làm tăng nguy cơ tử cung bị co thắt.

Nếu bà bầu ăn phải nhựa của đu đủ xanh, thai nhi có thể bị ảnh hưởng dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, trẻ sinh ra bất thường thậm chí thai chết lưu.

Gây ra bệnh tiêu hóa: Khi hàm lượng chất xơ cao, lượng nước cũng tăng lên, phân sẽ bị cứng lại gây táo bón. Còn với người bị tiêu chảy cũng không nên ăn nhiều vì hàm lượng chất xơ nhiều. Nếu ăn nhiều trong thời gian này, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất nước trầm trọng.

Khiến tay co quắp, không còn cảm giác: Do ăn nhiều, chất beta carotene có trong đu đủ có thể khiến da đổi màu, co quắp và không còn cảm giác, y học gọi hiện tượng này là carotenemia.

Nếu người bệnh còn mắc thêm chứng vàng da thì mắt có thể chuyển sang màu trắng, lòng bàn tay và bàn chân chuyển sang màu vàng.

tac dung phu cua qua du du

Tác dụng phụ của quả đu đủ. Đu đủ xanh được xem như một bài thuốc tự nhiên để phá thai ngoài ý muốn

Gây ra rối loạn hô hấp: Papain, một loại enzyme có trong lá đu đủ là loại chất dễ gây dị ứng. Ăn đu đủ với số lượng lớn có thể gây rối loạn hô hấp như thở khò khè, tắc nghẽn liên tực ở mũi, hen xuyễn…

Về dạ dày: Ăn nhiều đu đủ có thể gây ra rối loạn dạ dày với các triệu chứng: Đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, bụng trướng...do chất xơ và nhựa đu đủ có trong dạ dày khiến dạ dày co bóp nhiều và gây kích thích dạ dày gây ra những trận nôn mửa.

Do tự ý ăn hạt đu đủ: Nhiều người nghĩ hạt của chúng cũng tốt nên tự ý ăn cả hạt đu đủ. Tuy nhiên bạn không nên ăn. Bởi vì hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Nếu ăn một số lượng lớn carpine sẽ gây rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.

Không an toàn cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: Lượng chất xơ thể khiến các bé đi ngoài lỏng phân, nếu không đủ nước thì lại dẫn đến tình huống ngược lại là táo bón. Dù là cho trẻ ăn đủ đủ chín hay xanh, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa.

Do ăn đu đủ khi đang đi ngoài: Khi bạn đang có vấn đề về tiêu chảy và đi ngoài trầm trọng, bạn không nên ăn đu đủ. Vì đu đủ chín có tính nhuận tràng, hàm lượng chất xơ nhiều.

Do ăn đu đủ để lạnh: Nhiều người thường thích ăn đu đủ để lạnh bằng cách để chúng vô trong ngăn mát tủ lạnh và khi ăn lấy ra ăn cho thêm ngon miệng. Nhưng bạn nên hạn chế ăn đu đủ lạnh vì bản thân đu đủ có tính hàn, không tốt cho sức khỏe.

Bệnh nhân loãng máu: Lá đủ vì lá đu đủ có khả năng làm loãng máu. Do đó nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh loãng máu hoặc thuốc chống đông máu như aspirin hoặc bạn vừa trải qua một ca phẫu thuật cách đây vài tuần, hãy tránh xa loại quả này do tính chống đông máu của nó.

2. Những lưu ý khi ăn đu đủ mọi người cần biết

  • Không ăn hạt đu đủ

Nhiều người lầm tưởng ăn hạt đu đủ cũng tốt nên đã ăn cả hạt. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn không nên ăn bởi hạt đu đủ chứa chất độc carpine. Loại chất này khi vào cơ thể sẽ làm rối loạn mạch đập và suy nhược hệ thống thần kinh.

  • Không ăn đu đủ chín hàng ngày

Dù có thích ăn loại quả này thì bạn cũng không được ăn hàng ngày và ăn trong thời gian dài liên tục.

Việc ăn loại quả này dài ngày sẽ làm cho da lòng bàn tay, bàn chân bị vàng. Để khắc phục tình trạng này chỉ có cách ngừng ăn 1 thời gian.

tac dung phu cua qua du du.jpg 1

Tác dụng phụ của đu đủ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn không nên ăn bởi hạt đu đủ chứa chất độc carpine

  • Những người không được ăn đu đủ

Có một số người không nên ăn đu đủ như người đường huyết cao hoặc người bị vàng da, người bị dạ dày, người có cơ địa dị ứng, người tiêu hóa kém, người bị loãng máu… vì có thể làm cho tình trạng bệnh tình thêm trầm trọng hơn.

  • Khi tiêu chảy không ăn đu đủ

Cơ thể đang gặp vấn đề về tiêu hóa và bị đi ngoài thì không được ăn đu đủ. Trong thành phần của đu đủ có chứa chất làm nhuận tràng và hàm lượng chất xơ lớn.

Nếu ăn nhiều trong lúc này sẽ làm cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.

  • Nên hạn chế ăn đu đủ để lạnh

Nhiều người thường thích ăn đu đủ để lạnh bằng cách để chúng vô trong ngăn mát tủ lạnh và khi ăn lấy ra ăn cho thêm ngon miệng. Nhưng bạn nên hạn chế ăn đu đủ lạnh vì bản thân đu đủ có tính hàn, không tốt cho sức khỏe.

comment Bình luận

largeer