10 loại vacxin trẻ từ 0 đến 5 tuổi bắt buộc phải tiêm đủ

10 loại vacxin trẻ từ 0 đến 5 tuổi bắt buộc phải tiêm đủ. Bộ Y tế vừa ban hành thông tư danh mục 10 loại bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vacxin phòng bệnh cho trẻ từ 0 – 5 tuổi. Thông tư này được áp dụng từ tháng 1/2018.
06/01/2018 12:24

10 loại vacxin trẻ từ 0 đến 5 tuổi bắt buộc phải tiêm đủ

Thông tư 38/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 quy định 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin thực hiện tiêm bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng gồm: Viêm gan virus B, bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B, bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, rubella.

Tất cả các loại vacxin này đều được miễn phí cho trẻ trên cả nước. 2 loại vacxin được chỉ đạo không thể bỏ xót cho trẻ sơ sinh là virus viêm gan B và vacxin lao.

10 loai vacxin tre den 5 tuoi bat buoc phai tiem du

10 loại vacxin trẻ từ 0 đến 5 tuổi bắt buộc phải tiêm đủ, lao nằm trong danh sách 10 bệnh truyền nhiễm phải tiềm phòng trong năm 2018

Rulla là bệnh truyền nhiễm mới được bổ sung vào danh mục bệnh truyền nhiễm cần phải tiêm vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 2 tuổi. Đồng thời vacxin này được tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Bộ Y tế khuyến cáo, nên tiêm chủng đúng lịch hoặc sớm hơn lịch để đảm bảo phù hợp và được hướng dẫn cụ thể.

Thông tư mới còn quy định thêm: danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vacxin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng dịch hoặc đến vùng có dịch. 8 loại vacxin bắt buộc gồm: bạch hầu, bại liệt, ho gà, rubella, sởi, tả, viêm não Nhật Bản, bệnh dại.

Danh mục này sẽ còn được bộ Y tế bổ sung và công bố trong thời gian sớm nhất.

Điểm danh 10 loại vacxin cần phải tiêm cho trẻ từ 0 - 5 tuổi

Viên gan virus B

Trẻ sơ sinh cần được tiêm loại vacxin này ngay sau khi sinh 24h và nhận được một liều lượng tương tự từ khi được từ 1 – 2 tháng tuổi. Và 1/3 liều tương tự vào thời điểm 6 – 18 tháng tuổi.

Vacxin này giúp phòng ngừa virus viêm gan B – đây là virus có thể lây qua tiếp xúc máu hoặc chất dịch cơ thể. Triệu chứng của trẻ sau khi tiêm là đau ở vết tiêm kèm sốt nhẹ.

Bệnh lao

Vacxin lao có thể phòng ngừa được bệnh lao màng não và các thể lao nặng ở trẻ dưới 5 tuổi. Tất cả trẻ dưới 12 tháng tuổi đều cần phải tiêm chủng loại vacxin này.

Một số phản ứng hiếm gặp sau khi tiêm: sung hoặc áp xe tại chỗ tiêm, sưng hạch gây mủ (thường xảy ra trong vòng từ 2 – 6 tháng sau khi tiêm, tại cùng 1 bên người với chỗ tiêm chủng.

Không có nhiều phản ứng nặng sau khi trẻ tiêm vacxin lao. Được biết, chỉ có khoảng 1/1.000.000 trường hợp bị nhiễm lao sau khi tiêm. Chủ yếu xảy ra ở những trẻ bị HIV hoặc hệ miễn dịch quá kém.

Trẻ được hoãn tiêm vacxin lao là đối tượng có cân nặng dưới 2,5kg, trẻ đang bị sốt, bệnh truyền nhiễm hoặc viêm da có mủ.

Bạch hầu, ho gà, uốn ván

Vacxin bệnh bạch hầu là thuốc chủng ngừa TdaP. Vacxin này được tiêm 5 liều cho trẻ ở độ tuổi: 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 15 tháng đến 18 tháng và trẻ từ 4 – 6 tuổi (Và tiêm nhắc lại ở độ tuổi 11 hoặc 12 và sau đó cứ mỗi 10 năm).

10 loai vacxin tre den 5 tuoi bat buoc phai tiem du

10 loại vacxin trẻ từ 0 đến 5 tuổi bắt buộc phải tiêm đủ, danh sách mới đã giảm 13 bệnh

Bại liệt

Trẻ tiêm chủng chống bệnh bại liệt bằng vacxin IPV ở độ tuổi: 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 – 18 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại một lần nữa trong độ tuổi từ 4 – 6 tuổi.

Vacxin phòng viêm phổi viêm màng não mủ do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B

Với trường hợp này, trẻ cần tiêm vacxin Quimi-Hib cho trẻ từ 2 tháng tuổi. Tại Việt Nam, thì các chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc tiêm chủng dịch vụ đều sử dụng các vắc xin kết hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 (Quinvaxem, Pentaxim, Infanrix Hexa). Trong thành phần của các vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 đều có thành phần Hib type B.

Tại Việt Nam, vắc xin Quimi-Hib được sử dụng chủ yếu làm vắc xin tiêm nhắc lại cho trẻ trên 12 tháng tuổi nếu trẻ chưa được tiêm nhắc lại vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1.

Với vắc-xin 5 trong 1, phản ứng thường gặp là phản ứng tại chỗ tiêm, khoảng 10% có sốt hơn 38 độ C. Riêng với bệnh do Hib, các nghiên cứu cũng cho thấy nếu trẻ được tiêm đủ mũi vacxin Hib sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh do Hib ở trẻ nhỏ tới trên 90%.

Bệnh sởi, rulla

Vacxin phòng bệnh sởi, quai bị, rulla là MMR. Vacxin này được tiêm cho trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi và tiêm liều thứ 2 từ 4 – 6 tuổi. Đôi khi vacxin MMR có thể liên kết với vacxin phòng thủy đậu.

Viên não Nhật Bản

Vacxin phòng viêm não Nhật Bản đối với trẻ dưới 5 tuổi được tiêm từ 12 – 15 tháng tuổi, theo lịch tiêm đủ 3 mũi của chương trình tiêm chủng mở rộng. Có thể tiêm nhắc sau 5 năm kể từ mũi tiêm thứ 3.

Một số tác dụng phụ dễ thấy sau khi tiêm là có thể xưng, đau tại chỗ (gặp ở 5 – 10% trẻ được tiêm). Các phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi…

comment Bình luận

largeer