Tác hại khi dựa vào chỉ số SPF để lựa chọn kem chống nắng

Theo tiêu chuẩn hiện nay, kem chống nắng cần có chỉ số SPF từ 15 đến 100. Nhiều người tin rằng, SPF càng cao, da càng được bảo vệ tốt trước tia UV, ánh sáng xanh và các tác nhân môi trường.
22/05/2025 10:04

Mới đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ban hành công văn số 1372/QLD-MP yêu cầu tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng. Các đơn vị cần rà soát, thu hồi phiếu công bố không đạt yêu cầu, đồng thời kiểm tra nhãn mác và quảng cáo sản phẩm để đảm bảo tuân thủ quy định. Ngoài ra, Cục Quản lý Dược yêu cầu kiểm tra chặt chẽ nhãn mác và quảng cáo sản phẩm chống nắng, đảm bảo nội dung chính xác, không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Cùng với đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu các Trung tâm kiểm nghiệm được giao nhiệm vụ lấy mẫu sản phẩm ngẫu nhiên để kiểm tra chỉ số SPF (sun protection factor là định mức đo lường khả năng chống lại tia cực tím UVB) nhằm đảm bảo tính chính xác và minh bạch về khả năng chống nắng.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở thực hiện đúng các quy định về quản lý mỹ phẩm; rà soát hồ sơ thông tin sản phẩm (Product Information File  -PIF), kết quả xác định chỉ số SPF và các nội dung ghi nhãn, công dụng sản phẩm theo đúng hướng dẫn của ASEAN về ghi nhãn mỹ phẩm chống nắng. Các tài liệu phải đầy đủ, chính xác và sẵn sàng cung cấp khi cơ quan chức năng yêu cầu.

Empty

Bôi kem chống nắng là cần thiết, đúng nhưng chưa đủ (Ảnh minh họa)

Trước những cảnh báo và chỉ đạo của Bộ Y tế, người tiêu dùng cần hiểu đúng về các chỉ số và lựa chọn kem chống nắng như nào để đảm bảo làn da được bảo vệ tối ưu.

Chỉ số SPF càng cao càng bảo vệ da tốt?

SPF theo cách hiểu đơn giản nhất, là một giá trị số cho biết kem chống nắng có thể bảo vệ làn da của bạn khỏi tia UVB của mặt trời tốt như thế nào. Kem chống nắng hoạt động bằng cách ổn định các phân tử, ngăn chặn tia UV trước khi chúng gây hại cho da. Chỉ số SPF 30 cho phép 1/30 bức xạ UVB đi qua, có nghĩa là 3,33% bức xạ đi vào da, trong khi 97% bị chặn. 1 SPF có thể bảo vệ da trước tia UV trong khoảng 10 phút. Kem chống nắng có chỉ số SPF 15 có thể bảo vệ da trong 150 phút, SPF bảo vệ da trong 500 phút.

Trên thị trường hiện nay, có nhiều mẫu mã đa dạng về kem chống nắng với chỉ số SPF cao được người tiêu dùng quan tâm và sử dụng. Nhiều người tin rằng, SPF liên quan đến thời gian tiếp xúc với ánh mặt trời. Ví dụ, nếu họ bị cháy nắng trong 1 giờ, thì kem chống nắng có chỉ số SPF 15 có thể bảo vệ da trong 15 giờ. Vì vậy, chỉ số SPF càng cao (50+) càng có thể bảo vệ da trước tia UV và ánh sáng mặt trời.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), giá trị SPF cao hơn không có nghĩa là bảo vệ tốt hơn theo cấp số nhân. Bởi tất cả các vật thể đều phát ra photon ở nhiều tần số, gọi là bức xạ vật đen. Ở nhiệt độ phòng, phần lớn photon thuộc vùng hồng ngoại. Khi vật thể nóng lên, quang phổ chuyển sang bước sóng ngắn hơn dẫn đến vật nóng phát sáng. Trong khi đó, mặt trời với nhiệt độ bề mặt khoảng 5500°C, phát ra quang phổ chứa tia cực tím. Trong 3 loại tia cực tím được phân biệt bởi các nhà khoa học, loại phổ biến nhất là UVA và UVB. Khi da tiếp xúc với ánh mặt trời, tia UVA ngay lập tức oxi hoá melanin hiện có trong da dẫn đến sự sẫm màu nhanh chóng. Đồng thời, các tế bào hắc tố (melanocytes) giải phóng melanin dự trữ, tạo ra hiệu ứng rám nắng tạm thời có thể kéo dài khoảng một đến hai ngày. 

chongnang002

Hoạt động của SPF và UVB (Ảnh minh họa)

Tác hại khi chủ quan lựa chọn kem chống nắng dựa vào chỉ số SPF  

Theo các chuyên gia da liễu, chỉ số SPF là một trong số tiêu chí để bạn lựa chọn kem chống nắng phù hợp. Nhưng nếu bạn chỉ chăm chăm quan tâm tới mỗi chỉ số SPF thì làn da ngày càng  gặp nhiều vấn đề như:

Nổi mụn:  Kem chống nắng mất tác dụng sau vài giờ nên cần thoa lại thường xuyên. Tuy nhiên, việc để lại lớp SPF lâu trên da dễ gây bít tắc lỗ chân lông, tích tụ bụi bẩn và bã nhờn. Với da nhạy cảm hoặc đang mụn, sử dụng sản phẩm có SPF quá cao có thể làm tăng khả năng kích ứng.

Tăng nguy cơ bỏng da, ung thư da: Việc chọn kem chống nắng với chỉ số SPF quá cao (như 70 hoặc 100) khiến người dùng chủ quan, phụ thuộc hoàn toàn vào sản phẩm. Điều này khiến họ ở dưới ánh nắng mặt trời lâu hơn và tiếp xúc quá mức với cả tia UVA và UVB. Tuy việc bị cháy nắng do UVB gây ra có thể hạn chế bởi kem chống nắng, nhưng ngược lại, họ có khả năng hấp thụ nhiều bức xạ UVA có hại hơn.

Sạm da, lão hóa da: Bên cạnh chú ý đến chỉ số SPF, cần chú ý đến chỉ số PA (Protection Grade of UVA) và PPD(Persistent Pigment Darkening) của kem chống nắng. Vì hai yếu tố này giúp đánh giá khả năng bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím.

Thanh Trúc (tổng hợp)

comment Bình luận