Tê bắp chân trái làm thế nào?

Tê bắp chân trái làm thế nào? Tê bắp chân trái là tình trạng bắp chân đau nhức, mỏi hoặc cảm thấy nặng chân, thậm chí bị chuột rút. Vậy phải làm cách nào để giảm chứng bị tê nhanh chóng?
12/03/2018 16:11

Tê bắp chân là gì?

Tê bắp chân có tên tiếng Anh là Leg Numbness, là tình trạng bất thường làm mất cảm giác ở vùng bắp chân. Tình trạng tê bắp chân có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 chân và nhanh chóng lan xuống các ngón chân.

Tê bắp chân thường xảy ra khi mạch máu ở vùng bắp chân bị hạn chế lượng máu đi vào hoặc do các dây thần kinh chi phối gây ra tổn thương.

Te bap chan trai lam the nao 2

Tê bắp chân trái làm thế nào? Tê bắp chân là tình trạng bất thường làm mất cảm giác ỏ vùng bắp chân

Nguyên nhân gây tê bắp chân trái

Tê bắp chân là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau ảnh hưởng đến dòng máu nuôi cấu trúc ở vùng bắp chân hoặc ảnh hưởng tới các dây thần kinh chi phối vùng này. Tê bắp chân tạm thời có thể xảy ra sau khi chèn ép các dây thần kinh trong thời gian dài như nguồi xếp bằng quá lâu hoặc sau khi đạp xe đường dài.

Nguyên nhân do mạch máu

Tê bắp chân trái có thể xảy ra khi dòng máu nuôi vùng bắp chân bị hạn chế do các bệnh sau:

Dị dạng động - tĩnh mạch (động mạch và tĩnh mạch vùng bắp chân bị thắt rối với nhau)

Bệnh Buerger (viêm cấp tính và bít tắt do cục máu đông ở động mạch và tĩnh mạch vùng bắp chân)

Huyết tắc tĩnh mạch sâu (cục máu đông ở tĩnh mạch chân có thể vỡ ra , trôi tới phổi gây nhồi máu phổi, thậm chí có thể gây đột quỵ)

Phỏng lạnh hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cực lạnh

Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh xảy ra do sự hình thành mảng xơ vữa ở thành động mạch vùng bắp chân, gây hẹp lòng động mạch và hạn chế dòng máu tới vùng này

Te bap chan trai lam the nao 3

Tê bắp chân trái xảy ra do dòng máu nuôi vùng bắp chân bị hạn chế

Nguyên nhân do xương khớp

Tê bắp chân cũng có thể xảy ra do các bệnh về xương khớp gây tổn thương các dây thần kinh như:

Chấn thương lưng

Gãy xương hoặc bó bột quá chặt

Bệnh lý thoái hóa đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm

Chèn ép thần kinh do áp lực như khi ngồi quá lâu

Loãng xương

Nguyên nhân do thần kinh

Tê bắp chân trái có thể bị chèn ép hoặc tổn thương thần kinh do cách bệnh lý sau:

Nghiện rượu

Tổn thương vùng lưng hoặc vùng cổ

Bệnh lý thần kinh do đái tháo đường (tổn thương thần kinh do mức đường huyết cao đi kèm với tình trạng đái tháo đường)

Ngộ độc kim loại nặng, ví dụ ngộ độc chì

Suy giáp

Bệnh đa xơ cứng (bệnh lý ảnh hưởng tới não và tủy sống)

Chấn thương hoặc u tủy sống

Đột quỵ

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (rối loạn do hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công các tế bào và mô lành của cơ thể)

Viêm tủy cắt ngang (rối loạn thần kinh gây viêm tủy sống)

Thiếu vitamin B12

Triệu chứng của tê bắp chân trái

Tê bắp chân trái là triệu chứng thường gặp, bên cạnh đó kèm theo chứng đau bắp chân. Ngoài ra, ở một số trường hợp sẽ gặp những triệu chứng như sau:

Tiểu nhiều

Nổi ban đỏ

Ngứa

Da nhạy cảm với cảm giác đau

Cảm giác nóng rát vùng bắp chân

Chuột rút

Cảm giác tê rần

Tê, ngứa ran hay cảm giác đau tăng dần khi đi lại

Yếu cơ chân

Te bap chan trai lam the nao

Tê bắp chân trái có thể kèm theo triệu chứng ngứa, chuột rút

Tuỳ vào nguyên nhân gây tê bắp chân trái khác nhau mà triệu chứng tê có thể biến mất nhanh. Tê bắp chân có thể xảy ra đột ngột hoặc tiến triển dần dần. Trường hợp tê bắp chân mạn tính biểu hiện tình trạng tổn thương dây thần kinh tiến triển. Triệu chứng tê bắp chân có thể nặng hơn vào buổi tối, đặc biệt những người gặp triệu chứng dị cảm.

Khi gặp những triệu chứng khác dưới đây cần đi gặp bác sỹ ngay vì đây là cảnh báo tình trạng nguy hiểm tính mạng:

Lú lẫn hoặc mất tri giác

Khó thở

Khó đi lại

Hoa mắt, choáng váng

Tê bắp chân xuất hiện sau khi bị chấn thương vùng lưng

Tiêu tiểu không kiểm soát

Mù hoặc thị giác kém đi

Liệt

Nói lắp

Tê chân đột ngột

Yếu cơ

Biến chứng của tê bắp chân trái

Có rất nhiều nguyên nhân gây tê bắp chân trái nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng và di chứng nặng nề về sau. Các biến chứng đó là:

Đoạn chi

Khuyết tật

Mất khả năng đi lại

Suy tạng

Te bap chan trai lam the nao 5

Tê bắp chân trái làm thế nào? Tê bắp chân trái có thể để lại nhiều biến chứng như liệt, khuyết tật

Liệt

Mất xúc giác vĩnh viễn

Đau kéo dài

Giảm chất lượng sống

Phương pháp làm giảm chứng tê bắp chân trái

Các biện pháp xoa bóp kết hợp châm cứu

Massage chân trái sẽ giúp tĩnh mạch thông suốt và giảm đau hiệu quả. Lưu ý, tránh dùng dầu nóng để thoa bóp khi bị tê bắp chân để tránh làm tĩnh mạch bị giãn, máu bị đọng, tuy nhiên có thể giảm đau nhanh nhưng đây chỉ là cảm giác tạm thời, càng thoa nhiều dầu nóng càng khiến cơn đau nặng hơn sau đó.

Một trong những phương pháp làm giảm chứng tê bắp chân trái là dùng nước mật ong chanh ấm để làm dung dịch massage bắp chân hoặc ngâm chân với nước muối ấm từ 15 - 20 phút có thể giúp chân được thư giãn, giảm đau nhức chân tốt.

Te bap chan trai lam the nao 4

Thực hiện các biện pháp thoa bóp và châm cứu để làm giảm chứng tê bắp chân trái

Trường hợp bắp chân có tình trạng co cứng, nên dùng ngón tay bóp mạnh vào bắp chân 15 - 20 giây, cơn đau sẽ dịu đi nhanh chóng. Sau đó, thực hiện động tác co duỗi 2 chân và đứng lên ngồi xuống để thư giãn chân. Lưu ý, khi thực hiện những động tác này nhớ uống thêm nước để cảm thấy thoải mái.

Đeo tất áp lực cũng là một biện pháp giúp các van tĩnh mạch đang bị hở khép lại và giảm đau nhức cơ bắp nhanh.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Để giảm chứng tê bắp chân trái cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, protein, vitamin E, các khoáng chất như canxi, magie… vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Uống nhiều nước để bổ sung đủ lượng nước bị mất trong quá trình lao động.

Làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh dễ khiến cơ bắp chân đau nhức trở lại.

Hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây tê bắp chân trái vì vậy cần bỏ hút thuốc lá ngay. Chất nicotine trong thuốc lá khiến máu khó lưu thông, giảm lượng dưỡng khí trong máu đi nuôi cơ thể gây ra đau nhức.

Tập thể dục

Khi tập thể dục cần thực hiện các bài khởi động kỹ càng và đúng cách để tránh bị chuột rút.

Người bệnh có thể thực hiện các bài tập bằng việc đi bộ nhẹ nhàng hoặc đi bộ tại chỗ bằng máy sẽ giúp giảm đau nhức rõ rệt.

Thực hiện các bài tập kéo căng và tăng tuần hoàn máu cho các cơ bắp bằng phương pháp yoga, kéo giãn cơ…

comment Bình luận

largeer