Tê lòng bàn chân là dấu hiệu bệnh gì?

Tê lòng bàn chân là dấu hiệu bệnh gì? Tê lòng bàn chân tưởng chừng chỉ là hiện tượng bình thường không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực chất đây lại là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bởi một số bệnh lý. Vậy tê lòng bàn chân là dấu hiệu bệnh gì?
12/03/2018 11:19

Tê lòng bàn chân là dấu hiệu bệnh gì?

Thông thường, tê lòng bàn chân hay còn gọi là tê gan bàn chân là dấu hiệu thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi. Do tuổi tác mà các mạch máu đã hoạt động yếu dần đi. Máu lưu thông không được ổn định nên dẫn tới cơ bắp cũng như các mạch máu bị thiếu oxy và gây ra hiện tượng tế bì chân. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân tuổi tác bệnh tê lòng bàn chân còn do một số nguyên nhân sau:

- Do béo phì: Thừa cân béo phì sẽ gây ra sức ép xuống hai bàn chân. Lúc này hệ thống dây thần kinh cũng như xương khớp tại vị trí dây thần kinh bị chèn ép, máu lưu thông không được ổn định khiến cho người bệnh bị tê lòng bàn chân. Không chỉ gây ra tê bì lòng bàn chân, mà béo phì còn có thể gây ra nhiều bệnh như:  tim mạch, huyết áp cao, thoái hóa xương khớp, đau thần kinh tọa, đái tháo đường và nhiều nguyên khác nữa với triệu chứng tê lòng bàn chân.

- Do thiếu máu: Thông thường phụ nữ sau sinh và phụ nữ tiền mãn kinh thường mắc bệnh do nguyên nhân này hơn. Những người bị suy nhược hay máu quá ít cũng khiến cho quá trình trao đổi oxy diễn ra không được hiệu quả.

te long ban chan la dau hieu benh gi

Tê lòng bàn chân là dấu hiệu bệnh gì? Tê lòng bàn chân có thể do chấn thương, béo phì, các tư thế ngồi không tốt...

- Do các chấn thương: Trong quá trình lao động và hoạt động, một số va chạm có thể khiến cho các dây thần kinh bị chèn ép, xương khớp bị tổn thương.... Điều này khiến cho lòng bàn chân bị tổn thương và gây ra hiện tượng tê dưới lòng bàn chân.

- Do thiếu hoặc thừa vitamin: các yếu tố nguy cơ gây bệnh là thiếu vitamin E, B1, B6, B12 hoặc quá nhiều B6 cũng có thể dẫn đến tê ngón tay, tê lòng bàn chân và tê ngón chân… Trường hợp này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.

- Bệnh nhiễm độc thạch tín, thủy ngân và gây viêm thần kinh do uống rượu, sử dụng ma túy, nhiễm trùng mạn tính cũng là những nguyên nhân gây ra chứng tê lòng bàn chân.

Bên cạnh đó, một số thói quen xấu của người bệnh như: ngồi xổm, đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế cũng có thể khiến máu lưu thông kém và khiến cho lòng bàn chân bị tê….

Như vậy tê lòng bàn chân là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh cũng như cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn. Song có thể nó cũng là dấu hiệu sinh lý bình thường. Bởi vậy nếu các triệu chứng có biểu hiện nặng hơn hoặc kéo dài thì bạn  nên thăm khám tại các bệnh viện uy tín để có thể biết được tình trạng bệnh của mình ra làm sao. Từ đó, bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với mình là Tây y hoặc Đông y.

Bệnh lý này không quá khó điều trị, có những người chỉ cần sử dụng thuốc vài hôm là khỏi. Nhưng những trường hợp nặng hơn có thể điều trị dai dẳng trong vài tháng.

Điều trị bệnh tê chân tay

Nếu là tê lòng bàn chân sinh lý bình thường thì bạn nên vận động nhẹ chân, xoa bóp thư giãn các chi và nhẹ nhàng đi lại.

Nên chú ý các thành phần các loại thuốc mà mình đang dùng.

te long ban chan la dau hieu benh gi 1

Tê lòng bàn chân là dấu hiệu bệnh gì? Tê chân kéo dài hoặc phát triển nặng hơn cần đề gặp bác sĩ để được điều trị

Nếu triệu chứng kéo dài và thường xuyên xảy ra, có tiến triển nặng hơ thì bạn nên khám tại các bệnh viên chuyên khoa để tránh hiện tượng teo cơ, hậu bại và liêt.

Bên cạnh đó, chế độ ăn cần được bổ sung đầy đủ vi khoáng chất như: đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, lòng đỏ trứng…

Chúc bạn nhanh khỏe để có thể tiếp tục công việc của mình!

comment Bình luận

largeer