Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt đỏ

Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt đỏ. Gạo lứt xưa nay vẫn được biết đến là loại gạo rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng.
15/02/2018 09:00

Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt đỏ

Gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu bên ngoài, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu chất dinh dưỡng, nhất là các sinh tố và nguyên tố vi lượng.

thanh phan dinh duong cua gao lut do

Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt đỏ. Gạo lứt đỏ là loại gạo chỉ xay lớp vỏ trấu bên ngoài, rất giàu các sinh tố và nguyên tố vi lượng

Gạo lứt đỏ với lớp vỏ cán rất dày gồm chất tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như paraaminobenzoic (PABA), pantothenic (vitamin B5), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, selen, glutathion (GSH), sắt, magiê, kali và natri.

Trong quá trình xay, giã gạo bị mất 80% vitamin B1, 77% vitamin B3, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì  một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84 mg magiê, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. Trong lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, giảm cholesterol xấu và từ đó nó rất tốt với những người bị tim mạch.

Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng có trong gạo lứt đỏ...

Gạo lứt đỏ hạt dài, chưa chế biến
Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
Năng lượng 1.548 kJ (370 kcal)
Cacbohydrat 77.24 g
Đường 0.85 g
Chất xơ thực phẩm 3.5 g
Chất béo 2.92 g
Protein 7.94 g
Nước 10.37 g
Thiamin (Vit. B1) 0.401 mg (31%)
Riboflavin (Vit. B2) 0.093 mg (6%)
Niacin (Vit. B3) 5.091 mg (34%)
Axit pantothenic (Vit. B5) 1.493 mg (30%)
Vitamin B6 0.509 mg (39%)
Axit folic (Vit. B9) 20 μg (5%)
Canxi 23 mg (2%)
Sắt 1.47 mg (12%)
Magie 143 mg (39%)
Mangan 3.743 mg (187%)
Phospho 333 mg (48%)
Kali 223 mg (5%)
Natri 7 mg (0%)
Kẽm 2.02 mg (20%)

Công dụng của gạo lứt đỏ

Gạo lứt là thực phẩm bổ dưỡng và tác dụng chữa bệnh của chúng cũng được nhiều người công nhận.

Trong gạo lứt có chứa phytata, chất này có thể giúp  ngăn ngừa ung thư ruột.

Tocotrienol factor TRF là chất dầu đặc biệt có trong cám ở gạo lứt đỏ, có khả năng chống các cholesterol xấu (LDL) và khử trừ những chất hóa học gây ra hiện tượng đông máu.

Việc sử dụng gạo lứt có tác dụng tốt hơn với gạo trắng, thành phần dinh dưỡng của chúng cũng cao hơn ở gạo trắng.

Gạo lứt đỏ có công dụng thanh nhiệt, giải khát, chỉ thống, bổ thần và làm dịu những lo âu, buồn phiền. Ăn gạo lứt đỏ còn có thể ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc có trong thức ăn. Do vậy nó rất tốt cho việc điều trị các bệnh như:  rối loạn tiêu hóa, tả, lụ, trúng thực, chậm tiêu, ngộ độc thực phẩm.

thanh phan dinh duong cua gao lut do 1

Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt đỏ. Gạo lứt đỏ không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn có tác dụng chữa bệnh

Bên cạnh đó đây còn là một bài thuốc bổ rất tốt cho tỳ, phế, gan, thận, tâm. Đặc biệt trong phòng, hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Người ta còn phát hiện trong gạo lứt có chứa chất  Selentium. Đây là chất có tác dụng hạn chế tế bào ung thư phát triển. Điều này đã được nghiên cứu bởi các nhà khoa học ở Mỹ, Nhật và một số nước khác.

Chất  acid phitin có trong gạo lứt đỏ có vai trò đào thải các chất độc qua ruột, chất glytation chống nhiễm xạ… Một trong những chất phòng vệ chính là những chất vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B2 (Riboflavine).

Một công dụng đặc biệt của gạo lứt đỏ mà có lẽ ít người biết đến. Gạo lứt đỏ còn góp phần và chống bệnh HIV.

Như vậy gạo lứt là một thực phẩm rất quý giá, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng và có thể tránh được một số bệnh trong máu.

Cách sử dụng gọa lứt đạt hiệu quả

Gạo lứt là loại gạo chà dối, khi xay xát lớp vỏ lụa không bị bỏ đi nên hạt gạo giữ lại được nhiều vitamin nhóm B như: B1, B2, B3, B6, vitamin E, magie, mangan, sắt... Trong đó Vitamin B1 và chất xơ có trong gạo lứt là nhiều hơn cả so với gạo trắng.

Có nhiều loại gạo lứt như gạo lứt nâu vàng, nâu đỏ, lứt đỏ, lứt tím....

Gạo lứt rất cứng, bởi vậy trước khi nấu cần phải ngâm gạo. Với tùy từng loại gạo lứt mà ta sẽ ngâm từ 10-36 giờ.

Khi nấu gạo lứt phải cho nhiều nước hơn nấu gạo trắng. Thời gian nấu lâu hơn, khi ăn cũng phải nhai thật kỹ rồi mới nuốt.

Gạo lứt tuy rất tốt cho sức khỏe, nhưng cũng không được lạm dụng món ăn này. Mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 lần như một loại thực phẩm chức năng. Nếu bạn ăn trong thời gian dài sẽ gây ra các hiện tượng như đầy bụng, khó tiêu.

Đối với những người bình thường thì việc ăn gạo lứt hợp lý sẽ giúp cải thiện sức khỏe. Còn với những ng dùng gạo lứt để trị bệnh thì nên ăn kèm với muối mè. Do nó sẽ cung cấp cho cơ thể thêm một lượng acid béo không no cần thiết cho người ăn.

thanh phan dinh duong cua gao lut do 2

Đối với trẻ em, thanh niên đang tuổi phát triển, người cao tuổi, phụ nữ có thai, người thiếu chất thì không nên chỉ ăn nhiều gạo lứt. Tuy gạo lứt là thực phẩm nhiều khoáng tố nhưng lại rất ít đạm và chất béo. Do vậy những người này cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thực các thực phẩm khác.

Trong gạo lứt có chứa hàm lượng chất xơ cao khiến cho người ăn cảm thấy no lâu và cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa. Vì vậy mà loại thực phẩm này được dùng để giảm cân rất hiệu quả.

Có nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, ăn gạo lứt còn giúp cải thiện sức khỏe của người bị tiểu đường. Bởi lớp cùi của gạo lứt có tác dụng làm giảm glucose trong máu, do vậy nó giúp cải thiện sự tổng hợp insulin ở người tiểu đường.

Trong Đông y, gạo lứt còn được dùng để chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và tim mạch. Bởi Vị thuốc này có tính an thần, thanh nhiệt và trừ phiền.

Những các sử dụng gạo lứt phổ biến nhất là dùng gạo lứt nấu thành cơm cùng một số loại hạt như đậu đỏ, đậu xanh, hạt sen....

Bên cạnh đó bạn cũng có thể chế biến gạo lứt thành sữa gạo lứt, gạo lứt rang ăn liền với muối mè, rong biển, trà gạo lứt uống hằng ngày và cốm gạo lứt rang.

Hy vọng với những chia sẽ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về thành phần dinh dưỡng cũng như công dụng của món thực phẩm này.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

comment Bình luận

largeer