Thời gian ủ bệnh tả bao lâu?

Thời gian ủ bệnh tả bao lâu? Theo các nhà nghiên cứu, mỗi năm ước tính có khoảng 1,4 đến 4,3 triệu người bị mắc bệnh tả, trong đó có khoảng 28 đến 142 nghìn ca tử vong. Thời gian ủ bệnh tả thường từ 2 đến 3 ngày, nhưng một số người bệnh ủ đến 5 ngày.
03/02/2018 09:00

Hiểu đúng về bệnh tả

Theo Wiki, bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra. Độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo tình trạng mất nước và dễ gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vi trùng bệnh tả được định danh vào năm 1883.

Những người bị nhiễm vi khuẩn tả thường có biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy với số lượng lớn dẫn đến mất nước và điện giải trầm trọng gây ra tình trạng sốc nặng.

Trong quá khứ, bệnh tả được xác định là một đại dịch lớn của nhân loại, nó gây tử vong cho hàng triệu người. Tuy nhiên, ngày nay bệnh tả đã được không chế ở nhiều nơi, song một số nước châu Phi, châu Á dịch tả vẫn là mối nguy hiểm khôn lường. Tại Việt Nam, dịch tả thường xảy ra vào mùa hè ở một số tỉnh ven biển.

Empty

Thời gian ủ bệnh tả bao lâu? Bệnh tả từng là một đại dịch của nhân loại

Hiện nay có rất nhiều người chưa hiểu đúng về định danh của bệnh. Một số người vẫn thắc mắc bệnh tả và tiêu chảy cấp có phải là một không? Việc định danh đúng tên bệnh là một trong những yếu tố giúp xác định đúng bệnh và có hướng điều trị tốt nhất.

Theo quy ước quốc tế, của WHO và cả quy định của Bộ Y tế nước ta, phải gọi bộc phát bệnh hiện nay là dịch tả. Như đã chia sẻ, bệnh tả (tên khoa học là cholerae), là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở ruột non và lây lan qua nước hoặc thức ăn. Vi khuẩn gây bệnh là Vibrio cholerae. Có khoảng 75 – 90% người nhiễm bệnh không biểu hiện triệu chứng nào cả.

Bệnh tiêu chảy cấp (có tên khoa học là acute diarrhoea), khi bệnh nhân bị tiêu chảy hơn 3 lần trong ngày thì được xem là một ca tiêu chảy cấp tính. Người bị tiêu chatr ra nước, triệu chứng thường là đau bụng, ói mửa và đau hậu môn. Khi tiêu chảy mà trong phân có máu thì đôi khi được gọi là kiết lỵ shigella.

Qua hai định nghĩa trên có thể thấy bệnh tả và tiêu chảy cấp có mối liên hệ với nhau: tiêu chảy cấp tính là một hệ quả của bệnh tả. Vì vậy, chúng ta không thể đồng nhất giữa bệnh tả và hệ quả của bệnh.

Thời gian ủ bệnh tả bao lâu?

Bệnh tả là một dịch bệnh đáng sợ vì nó có thể tấn công trẻ em cũng như người lớn. Không giống như các bệnh tiêu chảy khac,s bệnh tả có thể gây tử vong trong vòng vài ngày, thậm chí là sau vài giờ mắc bệnh. Đặc biệt, những đối tượng dễ mắc bệnh tả là trẻ em suy dinh dưỡng, người nhiễm HIV.

Vibrio cholerae là nguyên nhân chính gây bệnh tả. Loại vi khuẩn này tồn tại trong nước và thức ăn khoảng 1 tuần. Chúng thường sống ký sinh ở các loài động vật thân mềm ở vùng ven biển. Vi khuẩn tả dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao và các chất diệt khuẩn thông thường. Tuy nhiên, vi khuẩn này dễ sinh trưởng trong môi trường pepton kiềm mặn.

Empty

Thời gian ủ bệnh tả bao lâu? Vibrio cholerae là vi khuẩn gây nên dịch tả

Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu chỉ ra, vi khuẩn tả có thể sống một cách tự nhiên trong bất kỳ môi trường nào. Vì vậy, khả năng lây lan dịch tả cho cộng đồng là rất cao.

Thế nhưng, phải cần có khoảng 100 triệu vi khuẩn tả đi vào đường tiêu hóa mới có thể gây ra bệnh cho người có sức khỏe bình thường. Khi đi vào đường tiêu hóa, thời gian gây bệnh của dịch tả trong từng cá thể là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

Thời gian ủ bệnh tả thường là từ 2 – 3 ngày; ở một số người thời gian ủ bệnh lên đến 5 ngày. Thời điểm này người bệnh không có bất kỳ biển hiện lâm sàng nào. Thậm chí vẫn hoạt động, sinh hoạt như những người bình thường.

Thời gian khởi phát bệnh rất nhanh, không kéo dài quá 24 tiếng đồng hồ. Có thể là bị ỉa chảy thường dạng nhẹ với mức độ không liên tục. Kèm theo các biểu hiện như sôi bụng, đầy bụng gây cảm giác khó chịu.

Ở thời kỳ toàn phát, người mắc bệnh tả thường xuất hiện tình trạng tiêu chảy liên tục nhiều lần với khối lượng lớn, có khi lên đến hàng chục lít mỗi ngày. Phân tả thường là nước, có màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không xuất hiện dịch nhầy máu.

Empty

Thời gian ủ bệnh tả bao lâu? Cơ chế gây bệnh tả

Bên cạnh đó, thời kỳ toàn phát người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng nôn. Ban đầu nôn kèm thức ăn, sau đó là nôn toàn nước. Tình trạng này không gây sốt cũng không gây đau bụng. Tuy nhiên, nếu kéo dài có thể khiến người bệnh bi mất nước, điện giải gây mệt lả, chuột rút…

Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời, đúng cách người bị bệnh tả có thể hồi phục chỉ trong từ 1 – 3 ngày. Các điều trị tốt nhất là bù nước điện giải và điều trị bằng kháng sinh.

Với sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay chúng ta đã có vacxin phòng bệnh tả. Loại vacxin này khá an toàn và được sử dụng thông qua đường uống. Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo nhóm người cần phải tiêm chủng vacxin là trẻ nhỏ, người nhiễm HIV.

Khi điều trị bệnh tả, WHO cũng khuyến nghị cần cung cấp đủ nước, đường và muối cho bệnh nhân. Nên cho bệnh nhân uống dung dịch đường và muối gồm có các thành phần: Gluco (đường nho) 20 g/l; Natri Cacbonat 2,5 g/l; Clorit natri (muối ăn) 3,5 g/l; Clorit kali 1,5 g/l. Với biện pháp này, tỉ lệ tử vong giảm từ 60% xuống 1%.

Ngoài ra, bệnh tả cũng có thể phòng tránh được nếu có ý thức của bản thân và cộng đồng bằng cách ăn chín, uống sôi. Không ăn các loại rau sống, hải sản sống, tiết canh, nước đá, trái cây không gọt vỏ…

comment Bình luận

largeer