Thay khớp háng cho bệnh nhân xơ gan

Thay khớp háng là kĩ thuật rất khó, yêu cầu bác sĩ có trình độ cao và bệnh nhân đạt trạng thái sức khỏe tốt. Mới đây, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 thực hiện việc thay khớp háng toàn phần cho bệnh nhân mắc bệnh xơ gan mất bù.
21/07/2018 12:15

Tuy nhiên, với nhiều trường hợp mắc bệnh mãn tính cần thay khớp háng, các bác sĩ vẫn hội chẩn và đưa ra quyết định cuối cùng, cho dù khó khăn với kỹ thuật viên tăng lên gấp bội bởi có quá nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật.

Thay khop hang cho benh nhan xo gan

Thay khớp háng cho bệnh nhân xơ gan

Mới đây, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 thực hiện việc thay khớp háng toàn phần cho bệnh nhân mắc bệnh xơ gan mất bù. Bệnh nhân 63 tuổi, bị tai nạn giao thông khiến khớp biến dạng không thể đi lại. Sau khi điều trị giảm đau, giảm phù nề, bệnh nhân được hội chẩn trước khi phẫu thuật để phục hồi khả năng vận động, đi lại.

Tuy nhiên, do bệnh nhân bị xơ gan, bụng chướng, loét vùng hông trái, lỏng chuôi khớp háng nhân tạo, gãy toác đầu trên xương đùi trái, các bác sĩ vừa điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, điều trị viêm loét, xơ gan để hồi phục sức khỏe, chuẩn bị cho ca mổ.

Sau 15 ngày, sức khỏe bệnh nhân hồi phục, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật thay lại khớp háng nhân tạo. 3 tiếng trong phòng mổ, 1 tiếng theo dõi tại phòng hậu phẫu, sức khỏe bệnh nhân không có diễn biến bất thường, tỉnh táo nên được đưa về phòng điều trị để dùng thuốc chống viêm, luyện tập phục hồi chức năng vận động. 15 ngày sau mổ, với sự giúp đỡ của nhân viên y tế và nỗ lực của bản thân, bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng, vết mổ khô, không sốt, các chỉ số sinh tồn ổn định…

comment Bình luận

largeer