Thịt lươn có tác dụng gì?

Thịt lươn có tác dụng gì? Từ lâu, thịt lươn vẫn được biết đến là thực phẩm giàu đạm đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, khi sử dụng thịt lươn cũng cần lưu ý để tránh mang bệnh.
30/03/2018 09:06

Giá trị dinh dưỡng của thịt lươn

Thịt lươn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao giúp chế biến thành nhiều món ăn ngon bồi bổ cho người bệnh, người già và trẻ nhỏ.

Lươn thuộc một họ cá mang liền, sống ở nước ngọt vùng nhiệt đới, tương tự cá chình, danh pháp khoa học là họ Synbranchidae. Họ Lươn có đến 18 loài trong 4 chi. Loài lươn thông dụng thuộc chi Monopteus, tên khoa học là Monopterus albus (lươn không vây Đông Á, lươn ruộng lúa hay lươn đầm lầy). Loài lươn gần như không có vây do vây ngực và vây bụng không có, vây lưng và vây hậu môn bị thoái hóa chỉ còn vết tích, vây hậu môn rất nhỏ. Lươn mắt nhỏ, khe mang nhỏ, không có bong bóng và các xương sườn để thích nghi với cách sống dưới bùn lầy. Lươn lưỡng tính, tuyến sinh dục có đủ cả túi tinh lẫn buồng trứng.

Thit luon co tac dung gi 5

Thịt lươn có tác dụng gì? Thịt lươn là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng

Trong 100g thịt lươn bao gồm 12,7g chất đạm; 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó chứa 0,05g cholesterol) và 285 calo. Ngoài ra, thịt lươn cũng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali và canxi. Vì vậy, thịt lươn được coi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với hến, tôm đồng và cua đồng.

Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp giúp chữa bệnh suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp và bệnh huyết trắng ở phụ nữ.

Lươn còn được gọi là thiện ngư (cá lành), trường ngư, hoàng đán, hoàng thiện, hải xà, đán ngư... và được đánh giá là một trong bốn loại thực phẩm bổ dưỡng dưới nước.

Tác dụng của thịt lươn

Chữa bệnh tiêu chảy

Trường hợp phân có đờm, nhớt và máu nên nướng một con lươn nước ngọt sau khi bỏ phần gan và tạng phủ. Sau đó, rang với 10g đường vàng để tán thành bột. Uống bột với nước ấm ngày từ 3 - 4 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 muỗng cà phê.

Thit luon co tac dung gi

Thịt lươn có tác dụng gì? Thịt lươn có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy hiệu quả

Chữa bệnh phong thấp

Nên ăn lươn hầm (um) chung với rau ngổ và sả.

Chữa bệnh trĩ

Ăn thịt lươn nước ngọt hoặc lươn biển để giúp cầm máu và trị búi trĩ. Khi nấu lươn nên dùng nồi đất để giảm bớt mùi tanh của lươn. Mổ lươn theo cách cổ truyền là không dùng dao mà dùng cật tre vót mỏng để tránh sự tương khắc giữa máu lươn và kim loại có thể gây tanh.

Chữa chứng bất lực

Hầm lươn chung với hạt sen, hà thủ ô, nấm mèo hoặc nấm linh chi. Có thể cho thêm lá lốt.

Chữa chứng suy nhược

Trường hợp bị suy nhược do lạm dụng tình dục, có thể nấu lươn biển chung với rượu chát cho đến khi cạn. Sau đó, nướng lươn đã nấu chín cả da lẫn xương, cuối cùng tán thành bột. Uống mỗi ngày từ 7 - 10g chung với rượu tùy theo tình trạng suy nhược.

Thit luon co tac dung gi 6

Thịt lươn có tác dụng chữa chứng suy nhược do lạm dụng tình dục

Tốt cho trẻ nhỏ

Vì thịt lươn có nhiều chất đạm, đặc biệt có axit amin histidine - là một axit amin cần thiết cho trẻ em.

Tăng cường khả năng tình dục

Với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn có tác dụng tăng cường dương khí, giúp lưu thông máu huyết, trị được chứng khô miệng, đau nhức trong tai và tăng cường khả năng tình dục.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ thịt lươn

Chữa khí huyết hư nhược sau khi sinh

Nguyên liệu:

Lươn 1 con (250 - 300g)

Kê nội kim 6g

Hành, gừng, nước tương, muối, rượu vang, bột ngọt vừa đủ.

Cách làm:

Lươn làm thịt, bỏ nội tạng rửa sạch, cắt đoạn dài 6cm. Kê nội kim rửa sạch, bỏ vào bát sứ cùng thịt lươn, thêm hành, gừng, rượu, muối, nước tương dùng lửa lớn chưng chín, rắc bột ngọt vào trộn đều để ướp.

Thit luon co tac dung gi 7

Thịt lươn có tác dụng gì? Thịt lươn được dùng làm nguyên liệu cho một số bài thuốc chữa bệnh

Bổ thần kinh, bổ âm mát gan, thanh nhiệt trừ thấp, phòng chữa viêm gan

Nguyên liệu:

Lươn 2 con (mỗi con 300g)

Gia vị, nhân trần 30g

Râu ngô, lá dâu, đẳng sâm, táo nhân, huyền sâm, xa tiền tử mỗi vị 15g

Cách làm:

Đem những nguyên liệu trên để sắc thuốc lấy nước. Làm lươn sạch chặt khúc 2cm, bỏ xương ống, khía, rửa qua nước muối, tiếp tục đổ nước thuốc, lươn, gia vị, nấu lửa nhỏ đến khi chín, ăn nóng.

Tiểu tiện ra máu do âm hư hỏa vượng

Nguyên liệu:

Lươn 250g bỏ ruột thái mỏng, mướp đắng 250g.

Cách làm:

Đem những nguyên liệu trên nấu với nước vừa dùng. Ngày chia ăn 2 lần.

Bổ trí não cho người lao động trí óc

Nguyên liệu:

Đầu lươn 75g, thịt quay 15g, lõi cải 15g, tỏi 5g, dầu ăn 25g, rượu 5g, mỡ gà 3g.

Cách làm:

Thịt thái lát, lõi cải thái. Rán qua đầu lươn, cho rượu, gia vị nấu đặc sánh rồi cho lõi cải, thịt đun lại cho sôi để ăn. Đầu lươn còn om với thịt ba chỉ, chân gà, cánh vịt, nấm hương, tỏi, gừng, thích hợp với người già khí huyết hư, lú lẫn.

Bồi dưỡng cho người già, trẻ em gầy yếu, sản phụ sau sinh

Nguyên liệu:

Lựa chọn 1 - 2 con lươn to

Muối, nước tương, gừng, xì dầu, ít rượu trắng

Cách làm:

Lươn mổ bụng bỏ ruột, rút chỉ máu dọc sống lưng. Dùng muối làm sạch ướp nước tương, gừng, xì dầu, ít rượu trắng. Chờ cơm sắp cạn trải đều lươn trên mặt cơm, hấp cho chín. Ăn nóng.

Một số món ăn ngon từ thịt lươn

Chả lươn cuốn lá lốt

Nguyên liệu:

Lươn khoảng 400g

Lá lốt 20 lá

Dầu ăn

Gia vị: hành củ, bột nêm vừa đủ

Thit luon co tac dung gi 3

Thịt lươn có tác dụng gì? Thịt lươn cuốn lá lốt

Cách làm:

Lươn làm sạch nhớt, lóc lấy thịt.

Thịt lươn cắt khúc khoảng 2 - 3 đốt ngón tay.

Ướp lươn với hành băm nhuyễn, bột nêm, đảo nhẹ tay để tránh làm nát thịt. Để ngấm trong 10 phút.

Dùng lá lốt quấn thịt lươn vào trong, xếp trên một cái dĩa.

Đặt chảo trên bếp, cho dầu ngập đáy nồi, dầu sôi thả cuốn lươn vào chiên, khoảng 2 phút là được.

Lươn xào sả ớt

Nguyên liệu:

Lươn to: 400g

Củ sả: 2 củ

Lá lốt: 10 lá

Ớt tươi: 2 quả

Ớt ngọt: 2 quả

Hành tây: 30g

Lạc rang, hành hoa, mỡ nước, mộc nhĩ, đường, hạt tiêu, muối, nước mắm

Cách làm:

Lươn sơ chế sạch, lọc lấy thịt cắt khúc dài 3 - 3,5cm. Sả, ớt đập dập, băm nhỏ. Lá lốt thái nhỏ, hành hoa cắt khúc ngắn. Lạc rang vàng, giã dập.

Tiếp tục, sử dụng số sả, ớt, hành còn lại ướp với lươn trong 15 phút. Đun nóng chảo, cho dầu và sả, ớt, hành vào phi thơm, tiếp tục cho lươn vào xào săn, rắc hành hoa, lá lốt đảo đều, bắc ra xúc vào đĩa rắc lạc rang.

Những lưu ý khi ăn thịt lươn

Nhiễm trùng, ký sinh trùng

Lươn thường sống dưới ao bùn, sình lầy, nước đục... và thói ăn tạo nên hệ tiêu hoá hay thịt lươn có thể nhiễm vi trùng, ký sinh trùng. Vì vậy, nếu bệnh nhân ăn lươn chưa được nấu chín kỹ sẽ bị nhiễm loại ký sinh này.

Theo nghiên cứu của GS. Trần Vinh Hiển - Cố vấn khoa học Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM cho biết, trên lươn nuôi và lươn hoang dã tỷ lệ nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum từ 0,8 đến 29,6%, mùa khô tỷ lệ thấp và tăng dần trong mùa mưa.

Khi loại ký sinh trùng này đi vào cơ thể nó có thể phát triển từ 5 - 7mm và di chuyển không cố định dẫn đến ký sinh ở da, hạch và mắt... thậm chí là trong não bộ. Đặc biệt là ấu trùng Gnathostoma spingerum sống rất dai, chịu đựng được nhiệt độ cao.

Thit luon co tac dung gi 2

Thịt lươn có tác dụng gì? Cần nấu chín thịt lươn để tránh bị nhiễm ký sinh trùng

Chia sẻ thêm về loại ký sinh trùng này, GS. Trần Thị Kim Dung - Bộ môn Ký sinh trùng Đại học Y dược TP.HCM cũng cảnh báo về tình trạng nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum khá cao ở người có thói quen ăn thức món chưa nấu chín kỹ như lươn xào tái, lươn gỏi… Ngoài ra, trong lươn có thể có một số loài ký sinh khác như Anguilliticoloides crasus, Anguilla rostrata, Anguilla japonica…

Nhiễm độc chất

Thịt lươn có chứa nhiều chất đạm, đặc biệt là axit amin histidine tốt cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu lươn chết, loại axit amin này sẽ biến đổi thành chất histamine, một chất độc gây ra dị ứng miễn dịch có hại cho con người.

Thịt lươn là loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên nếu chế biến không đúng cách hoặc ăn thịt lươn chết rất dễ nguy hại đến sức khoẻ.

comment Bình luận

largeer