Ăn lươn có bị mất sữa không?

Ăn lươn có bị mất sữa không? Những món ăn từ lươn được biết đến rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Với phụ nữ cho con bú thì nên có chế độ ăn món này hợp lý.
06/03/2018 10:17

Ăn lươn có bị mất sữa không?

Trong 100 g thịt lươn chứa 12,7 g chất đạm; 25,6 g chất béo. Trong đó cholesterol là 0,05 g, năng lượng là 285 calo. Ngoài ra còn có các vitamin như: vitamin A và betacaroten: 2000 IU, vitamin B1: 0,15 mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31 mg, Biotin: 5 mcg, Vitamin B6: 0,28 mg. Khoáng chất: Sắt: 0,7 mg, Natri: 78 mg, Kali: 247 mg, Calci: 18 mg, Magie: 18 mg, Photpho: 160 mg.

Các món ăn được chế biến từ lươn có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt cho những người vừa ốm dậy, vừa sinh đẻ xong.

Với phụ nữ sau sinh, lươn có tác dụng dưỡng huyết, bổ khí, ôn dương, kiện tỳ, bổ gan thận, khử phong, thông lạc. Thậm chí lươn còn chữa được suy thận, đau lưng, chữa sa tử cung, chữa mỏi lưng, gối, chữa cơ thể suy nhược.

an luon co bi mat sua khong

Ăn lươn có bị mất sữa không? Câu trả lời là không nhưng không nên ăn quá nhiều 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu bạn vừa mới sinh xong thì không nên ăn quá nhiều các món ăn từ lươn. Bởi lươn có tình hàn, ăn vào sẽ lạnh bụng, khó tiêu. Thậm chí, lươn có vị tanh, thường xuyên ăn tuy sẽ không gây mất sữa nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa cho trẻ.

Đặc biệt khi ăn lươn không được ăn cùng với thịt chó, rau bina, rau kinh giới.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia: "Trong thịt lươn có một loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chỉ xào qua trên lửa, những ấu trùng này sẽ còn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột.

Tốt nhất, nên chế biến bằng cách nấu chín, ninh nhừ hoặc hấp cách thủy... bảo đảm sao cho thịt lươn khi được dọn lên mâm đã được nấu chín kỹ.

Khi đi mua lươn ngoài chợ nên chọn lựa cẩn thận, không mua lươn đã chết hoặc ươn về ăn. Lượng protein trong thịt lươn rất nhiều nhưng khi lươn chết, một số hợp chất của protein sẽ chuyển hóa thành chất độc Histamine gây hại sức khỏe, có thể gây ngộ độc.

Những bài thuốc Đông y từ thịt lươn

Chữa mất ngủ, kém ngủ: Nấu lươn với ngó sen lượng đủ dùng. Ăn vào buổi chiều hàng ngày. Còn có tác dụng cân bằng kiềm toan nội môi phòng chữa bách bệnh.

Chữa trĩ, sa tử cung thể khí hư: 1 con lươn vàng to, bỏ ruột, nấu với nước cùng 10g đẳng sâm cho nhừ để uống nước là chính. Nêm gia vị. Có thể thêm gừng.

Chữa tiểu ra máu: 250g lươn vàng bỏ ruột thái mỏng. Mướp đắng 250g. Nấu với nước vừa dùng. Ngày chia ăn 2 lần.

an luon co bi mat sua khong.jpg 1

Có rất nhiều bài thuốc chế biến từ lươn mọi người nên áp dụng

Chữa bệnh tăng đường huyết, trí nhớ giảm sút: Nấu lươn sốt cà chua ăn hàng ngày. Hoặc thịt lươn nấu với đậu phụ thành canh để ăn.

Chữa ho, ho lao do âm hư: Lươn 250g với đông trùng hạ thảo 3g nấu canh ăn.

Chữa sốt rét, thiếu máu: Lươn xào với rau sam. Phụ nữ, người già thiếu máu ăn lươn rất có ích.

Bệnh ngoài da ghẻ lở, hắc lào, sẩn ngứa: Da lươn đốt tồn tính hoà rượu để bôi.

comment Bình luận

largeer