Thời điểm cận Tết mua chân gà để ăn nhậu, chuyên gia khuyến cáo 3 điều quan trọng

Nhất là vào thời điểm dịch cúm gia cầm có dấu hiệu bùng phát như hiện nay, chuyên gia khuyến cáo càng nên cẩn trọng hơn khi mua dùng chân gà.
23/01/2021 06:40

Mới đây, lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn phát hiện và truy bắt các đối tượng sử dụng xe gắn máy che biển số chở các bao tải dứa có nghi vấn chở hàng hóa vi phạm đi về phía thị trấn Lộc Bình. Khi thu giữ và đem hàng hóa về đơn vị kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện trong bao tải dứa chứa 9.000 chiếc chân gà thành phẩm đã qua tẩm ướp gia vị, hút chân không, có nhãn hàng hóa bằng tiếng Trung Quốc (300kg).

Điều đáng nói, toàn bộ số hàng hóa trên không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đội quản lý đã lập hồ sơ vụ việc tạm giữ và tiến hành phối hợp bàn giao cho cơ quan chức năng thực hiện tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, 9000 chân gà nhập lậu được phát hiện trong bối cảnh dịch cúm gia cầm bùng phát thành ổ dịch tại 7 tỉnh, bao gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Phú Yên và Long An. Do đó, mối lo lắng về loại thực phẩm này càng bị đẩy lên cao hơn.

Trước tình hình đó, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cảnh báo người dân cần cẩn trọng cao độ hơn. Nhất là trong giai đoạn cận Tết hiện nay, hàng hóa, thực phẩm được bày bán la liệt ngoài thị trường. Nguy cơ sử dụng phải thực phẩm bẩn như chân gà được lấy từ gà bệnh, chân gà bị ôi thối được phù phép gia vị thơm ngon. Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe.

c1-16112895711591873951505

Ăn chân gà nướng, chân gà chiên mắm, chân gà ngâm sả ớt... rất khoái khẩu vào dịp Tết nhưng cần cẩn trọng 3 mối nguy hại

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, vào dịp Tết, những món ăn khoái khẩu từ chân gà được lòng nhiều người. Vừa ngon lại có thể vừa ngồi lai rai, chân gà trở thành món đồ nhậu không thể thiếu trên mâm cơm Tết. Tuy nhiên, người dùng cần cẩn trọng cao độ khi mua chân gà dự trữ ăn Tết lúc này. Nhất là với hàng hóa được quảng cáo, chưa từng ăn ở đó bao giờ.

Nguy cơ thứ nhất đến từ nguồn chân gà bị ôi thiu được phù phép tẩm ướp hóa chất

Từ những món đồ ăn sống tưởng chừng vứt đi, qua bàn tay người bán được tẩm ướp một đống hóa chất, đến miệng người dùng lại thơm ngon như chưa có chuyện gì xảy ra. Nhiều người chỉ việc mua về, để tủ lạnh và nhâm nhi cả dịp Tết. 

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, ăn phải những loại chân gà được tẩm ướp như này rất khó lường, nguy cơ bị bệnh mãn tính cao nếu dùng lâu dài. Thông thường những hóa chất đó là những chất rất độc như formanyl và formandehyt- chất không được phép dùng làm phụ gia thực phẩm.

r4-16112896861271672309035

Nguy cơ thứ hai đến từ xuất xứ chân gà

Rất có thể chân gà bạn mua phải đến từ những con gà bị bệnh, bị nhiễm cúm từ những ổ dịch đang bùng phát. Khi ăn chân gà từ gà bị cúm, người ăn cũng có khả năng bị lây nhiễm bệnh vô cùng nguy hiểm.

Nguy cơ thứ ba đến từ việc tiêu thụ quá nhiều chân gà dù nó ngon và sạch

Ngay cả với nguồn chân gà sạch, không bị bệnh, không bị tẩm ướp cũng không nên tiêu thụ nhiều. Theo chuyên gia, chân gà là món ăn ít đem lại giá trị dinh dưỡng và có thể gây hại cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều. "Chân gà chủ yếu là da, có hàm lượng chất béo tùy vào kích cỡ. Nếu ăn quá nhiều chân gà có thể làm gia tăng lượng mỡ máu ở những người có cholesterol máu cao".

Ông Thịnh nhấn mạnh, phát hiện chân gà nhập lậu trong thời gian dịch cúm gia cầm bùng phát chính là lời cảnh báo cho mọi người cần cẩn trọng cao độ. Mối nguy từ chân gà ăn Tết không dừng lại ở mức độ cảnh báo sức khỏe thông thường nữa khi phát hiện dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát song song.

Làm thế nào để phát hiện chân gà sạch - bẩn?

Món chân gà vẫn sẽ là món khoái khẩu, được nhiều người săn tìm vào dịp Tết cổ truyền. Do đó, thay vì không dám sử dụng đến thực phẩm này, chuyên gia khuyên hãy tỉnh táo khi mua sắm để lựa chọn được hàng ngon, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Khi chọn chân gà cho cả nhà ăn Tết cần chú ý:

- Chọn mua những loại chân gà không có mùi lạ, không bị chảy nhớt và có màu trắng hồng tự nhiên, không có màu sắc lạ như đóm đỏ, đốm xanh, vàng. Các ngón chân cong gập vào nhau, khi bóp thấy chân gà chắc đều.

- Không nên chọn những loại chân gà mập mạp, đều, không có nếp nhăn của da, bởi đó là dấu hiệu của chân gà bị bơm nước. Ngoài ra, chân gà nếu bị bơm nước thường mềm nhũn, dùng tay ấn vào sẽ có cảm giác bùng nhùng, không săn chắc, những ngón đầu chân căng phồng bất thường. Nếu dùng tay tuốt nhẹ từ lòng bàn chân xuống, chân gà bơm nước sẽ ra từng giọt nước hoặc một lúc sau chân gà sẽ ướt như mới thấm qua nước.

- Không nên chọn mua chân gà bị xuất huyết, thâm tím vì đây là dấu hiệu chân gà đến từ những vật nuôi bị mắc cúm gia cầm rất nguy hiểm.

Theo Pháp luật và bạn đọc

comment Bình luận

largeer