Thừa Thiên Huế: Lên kế hoạch ứng phó với bão lũ trong mọi tình huống

Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trước mùa mưa lũ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế yêu cầu các nhà máy thủy điện phải có kế hoạch sẵn sàng ứng phó với bão lũ trong mọi tình huống.
By Tuấn Hiệp/Sức Khỏe Cộng Đồng
10/09/2021 11:32

>>> Top Men - sản phẩm hỗ trợ sinh lý nam giới từ nguyên liệu tự nhiên
>>> Ca sỹ Duy Mạnh và ‘người bạn đồng hành thầm kín’ Top Men

Kiểm tra thực tế tại hồ thủy điện Hương Điền.

Kiểm tra thực tế tại hồ thủy điện Hương Điền.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thông tin, hồi 7h ngày 10/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 113,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/h), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 160km tính từ tâm bão.

Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm ở ven biển miền Trung, thường chịu nhiều điều kiện bất lợi do thời tiết, đặc biệt là ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới và lũ lụt vào mùa mưa.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo từ nay đến hết năm 2021, trên khu vực biển Đông còn có khả năng xuất hiện khoảng 7-9 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 3-4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Kèm theo đó là các đợt mưa lớn xảy ra tập trung trong các tháng 10, tháng 11 và nửa đầu tháng 12 ở các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ, đặc biệt cơn bão số 5 (Conson) theo dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Thừa Thiên Huế trong những ngày sắp đến.

Để kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trước mùa mưa lũ năm 2021, đoàn công tác của tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra vào ngày 9/9.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, toàn tỉnh hiện có 56 hồ chứa thủy lợi. Tổng dung tích hồ chứa thủy lợi, thủy điện khoảng hơn 2.000 triệu m3. Trong đó, có 8 hồ chứa loại lớn và và 47 hồ chứa loại vừa và nhỏ. Nhìn chung, các công trình thủy lợi qua kiểm tra trực quan chưa phát hiện sự cố lớn, vẫn đang hoạt động bình thường.

Qua đi kiểm tra, ông Lưu yêu cầu các nhà máy thủy điện phải có kế hoạch sẵn sàng ứng phó với bão lũ trong mọi tình huống. Trong đó, cần chuẩn bị đầy đủ thiết bị thông tin liên lạc, nguồn điện dự phòng; thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí. Đồng thời, thường xuyên trao đổi, phối hợp với các địa phương, nhất là trong các tình huống thủy điện tiến hành điều tiết nguồn nước cũng như tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa trong mùa mưa lũ, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.

Nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho khách hàng sử dụng điện và hạn chế thấp nhất những thiệt hại về lưới điện trong mùa mưa bão, thực hiện chỉ đạo của EVN, EVNCPC, ngành Ðiện Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng chống thiên tai, tăng cường công tác kiểm tra nguồn, lưới điện, các vị trí xung yếu và lập kế hoạch, phương án khắc phục, xử lý đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão (gia cố móng, tăng cường, bổ sung dây néo, chống sạt lở...).

Ông Nguyễn Đại Phúc, Phó Giám đốc Điện lực Thừa Thiên Huế, cho biết: “Đơn vị cũng yêu cầu các đơn vị thi công khẩn trương thi công đẩy nhanh tiến độ các công trình cải tạo lưới điện, khắc phục kịp thời các tồn tại. Điện lực Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị chủ quản các hồ, đập và nhà máy thủy điện trên địa bàn quản lý tiến hành kiểm tra kỹ thuật lưới điện, phát quang chặt tỉa các cây trong và ngoài hành lang để đảm bảo cấp điện ổn định tuyến đường dây cấp điện cho các hồ, đập và nhà máy thủy điện trong mùa mưa bão”.

Theo ông Phúc, trong điều kiện dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, đơn vị đã triển khai kịp thời đầy đủ các nội dung của phương án PCTT&TKCN của đơn vị đã được duyệt, sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn PCTT&TKCN trong điều kiện dịch bệnh là “4 tại chỗ +5K+Vắc xin”, kiểm tra, rà soát và chuẩn bị vật tư thiết bị dự phòng phục vụ công tác ứng cứu và xử lý sự cố lưới điện ảnh hưởng do thiên tai.

Hạn chế tối đa cây ngã đổ vào đường dây điện.

Hạn chế tối đa cây ngã đổ vào đường dây điện.

Đặc biệt, đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, Trung tâm Công viên Cây xanh Huế, phòng Kinh tế hạ tầng huyện, thị xã để thực hiện việc phát quang, chặt tỉa, giảm tán cây trong khu vực thành phố, nội thị ảnh hưởng đến lưới điện đồng thời chủ động liên hệ trực tiếp với chủ cây, chủ rừng để vận động, thương thảo trong công tác hỗ trợ đền bù để phát quang hoặc tỉa những cây, cành có khả năng gây sự cố.

“Đơn vị cũng theo dõi thường xuyên các bản tin dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai; cập nhật đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên về PCTT&TKCN lên trang Web PCTT của EVN; phối hợp với địa phương trên địa bàn quản lý nhằm chủ động ứng phó đảm bảo an toàn, hiệu quả trong công tác vận hành. Công ty cũng tăng cường thực hiện tuyên truyền về an toàn điện đến người dân để người dân biết, cùng phối hợp thực hiện và thấu hiểu, chia sẻ với ngành điện”, ông Phúc chia sẻ.

comment Bình luận

largeer