Thuốc trị nghẹt mũi nào tốt nhất?
Nghẹt mũi là gì?
Nghẹt mũi là tình trạng đường thở ở mũi bị tắc nghẽn. Hốc mũi là nơi giúp lọc sạch bụi bẩn và mầm bệnh từ không khí, có tác dụng làm ẩm và ấm bảo vệ niêm mạc đường hô hấp phía sau. Thông thường, khi mũi thông thoáng, không khí sẽ đi vào và được hệ thống lông chuyển lọc bớt bụi bẩn, lớp dịch do niêm mạc mũi tiết ra để làm ẩm. Tiếp đó, hệ thống mạch máu trong niêm mạc sẽ được làm ấm trước khi di chuyển xuống vùng hầu bọng và đi vào phổi. Khi bị nghẹt mũi, khoang mũi bị dịch nhầy ngăn bít làm hẹp đường không khí di chuyển dẫn đến việc hít thở trở nên khó khăn hơn.

Thuốc trị nghẹt mũi nào tốt nhất? Nghẹt mũi là tình trạng đường thở ở mũi bị tắc nghẽn
Lúc này, người bệnh không thở được bằng mũi và buộc phải dùng miệng để thở. Vì vậy, dẫn đến nguy hại cho đường hô hấp và làm khó chịu cho người bệnh.
Khi thở, miệng bi khô do không khí ma sát, miệng họng và đường hô hấp phía dưới phải tiếp nhận không khí khô, lạnh, nhiều bụi bẩn. Điều này sẽ dẫn đến viêm nhiễm, gây viêm họng, viêm thanh quản, thậm chí có thể dẫn tới viêm phổi ở trẻ nhỏ nếu không được xử trí kịp thời.
Nguyên nhân gây nghẹt mũi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nghẹt mũi, cụ thể như sau:
Viêm nhiễm: viêm xoang, viêm mũi, viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên…
Cảm cúm, cảm lạnh đơn thuần cũng có thể ngạt mũi.
Dị ứng: ở những người có cơ địa dị ứng, việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi nhà, phấn hoa, lông thú vật, thức ăn bị dị ứng… cũng có biểu hiện ngạt mũi, sổ mũi gây nên khó thở. Đặc biệt, trong các trường hợp dị ứng nặng, khó thở không đơn thuần chỉ do nghẹt mũi mà còn có thể do co thắt các cơ của đường hô hấp, khi đó, người bệnh có biểu hiện khó thở nặng, cần được xử lý kịp thời, nếu không có thể xảy ra hậu quả trầm trọng.

Thuốc trị nghẹt mũi nào tốt nhất? Tình trạng viêm nhiễm hay dị ứng... là nguyên nhân gây nghẹt mũi
Dị dạng khoang mũi: lệch vách ngăn mũi, khối u, polyp trong mũi…
Các yếu tố như: sức đề kháng yếu (trẻ nhỏ, người cao tuổi, người đang mắc những bệnh khác như tiểu đường…), thường xuyên tiếp xúc với không khí khô, lạnh, ô nhiễm… là những yếu tố thuận lợi khiến người bệnh dễ mắc bệnh hơn.
Thuốc trị nghẹt mũi hiệu quả
Thông thường, thuốc trị nghẹt mũi được dùng tại chỗ để nhỏ mũi.
Trường hợp bị nghẹt mũi kèm theo triệu chứng sổ mũi, có thể dùng các loại thuốc có chứa dược chất giúp cường giao cảm thần kinh (hay trực giao cảm thần kinh) như naphazolin (biệt dược Nasoline, Rhinex 0,05%), oxymetazolin, xylometazolin… làm cho co mạch và giảm sung huyết ở niêm mạc mũi, khiến nước mũi hết chảy giàn giụa. Tuy nhiên, do có tác dụng cường giao cảm thần kinh nên những loại thuốc nhỏ mũi này có thể gây co mạch ở người lớn mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch, cường giáp hay phụ nữ có thai và cho con bú, vì vậy cần phải cẩn trọng. Với những sản phẩm thuốc có chứa dược chất giúp cường giao cảm thần kinh nên dùng khi có sự chỉ định của bác sỹ, không nên tự ý sử dụng bừa bãi.

Thuốc trị nghẹt mũi nào tốt nhất? Có thể dùng thuốc chứa dược chất có tác dụng cường giao cảm thần kinh để trị nghẹt mũi
Một lưu ý nữa, thuốc nhỏ mũi co mạch chống sung huyết nếu sử dụng quá lâu có thể gây hiện tượng rebound (bật lại). Hiện tượng này chính là làm hết sổ mũi, nghẹt mũi lúc đầu và gây nghẹt mũi trở lại, gây viêm mạn tính niêm mạc mũi rất khó chữa trị. Với những thuốc nhỏ mũi dạng này có thể gây ra bệnh viêm mũi do thuốc gây cản trở quá trình điều trị.
Các chuyên gia đưa ra khuyến cáo người lớn bình thường không nên dùng thuốc nhỏ mũi co mạch, chống sung huyết quá 5 ngày.
Ở trường hợp trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi, thuốc nhỏ mũi có tác dụng gây co mạch có thể gây ra tình trạng co mạch toàn thân (co mạch ở tim, gan, thận...) dẫn đến tím tái, vã mồ hôi, choáng cần được đi cấp cứu tại bệnh viện.
Từ năm 1985 - 2012, FDA Mỹ đã xác nhận có 96 trường hợp trẻ em Mỹ từ 1 - 5 tháng tuổi bị ngộ độc do các chế phẩm chứa chất co mạch là naphazolin. Tại Việt Nam, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM) đã cấp cứu cho một số trẻ nhũ nhi bị thở yếu, chân tay lạnh, tím tái do nhỏ thuốc mũi chứa naphazolin. Vì vậy, với trẻ dưới 8 tuổi, tuyệt đối không nên dùng thuốc nhỏ mũi chứa dược chất làm co mạch, chống sung huyết.
Một loại thuốc trị nghẹt mũi hiệu nghiệm và an toàn với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc người lớn chính là dung dịch nước muối sinh lý (dịch natri clorid 0,9%). Đây là loại thuốc được dùng thường xuyên có tác dụng thông thoáng, trị nghẹt mũi dễ thở. Lưu ý, đây là loại dung dịch được dùng để rửa mũi, không phải thuốc nhỏ mũi nên lượng nước muối đưa vào mũi phải nhiều chứ không phải chỉ một vài giọt.

Thuốc trị nghẹt mũi nào tốt nhất? Có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý để rửa mũi
Ở trẻ lớn hoặc người lớn có thể dùng xilanh bơm nước muối vào hốc mũi, sau đó cúi xuống và nhẹ nhàng xì sạch dịch mũi. Thực hiện như vậy vài lần vào các buổi sáng, chiều và tối sẽ giúp đẩy chất dịch ra ngoài, dễ thở hơn. Rửa mũi có tác dụng làm sạch mũi, làm loãng dịch tiết trong mũi và chống khô mũi. Trước khi dùng các thuốc điều trị khác, cần làm sạch mũi bằng nước mũi sinh lý (rửa mũi). Nếu rửa mũi đúng cách sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.
Phương pháp chữa trị nghẹt mũi đơn giản không cần dùng thuốc
Sử dụng máy tạo hơi ẩm
Không khí ẩm là một phương pháp giúp thông mũi tự nhiên, làm dịu đi sự khô hanh của những ngày hanh khô. Chạy máy hơi nước trong phòng qua đêm giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình hô hấp.
Uống nhiều nước
Việc bổ sung lượng nước cần thiết sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể ngăn ngừa các loại vi trùng cũng như chống nhiễm trùng.

Thuốc trị nghẹt mũi nào tốt nhất? Uống nhiều nước làm giảm chứng nghẹt mũi
Kê gối cao và day cánh mũi
Đây là phương pháp đơn giản và đem lại hiệu quả cao.
Mật ong và dấm táo
Sự kết hợp giữa mật ong và dấm táo là một cách điều trị tự nhiên giúp chống lại virus và vi khuẩn ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp. Loại nước này có tác dụng chống viêm, giảm đau và làm thông mũi.
Nguyên liệu: 1 thìa dấm táo, 1 thìa mật ong, 1 cốc nước ấm

Thuốc trị nghẹt mũi nào tốt nhất? Mật ong và giấm táo giúp chống viêm, giảm đau và làm thông mũi
Cách làm: Cho dấm táo và mật ong vào cốc nước ấm. Quấy đều cho đến khi được hỗn hợp đồng nhất, uống khi bụng đói và thường xuyên cho đến khi khỏi bệnh.
Tỏi và nghệ
Hai nguyên liệu này đều chứa các chất kháng sinh và chống viêm giúp chữa bệnh nghẹt mũi.
Nguyên liệu: 3 nhánh tỏi băm nhỏ, 1/2 thìa bột nghệ, 2 cốc nước
Cách làm: Đun sôi nước rồi cho thêm tỏi băm và bột nghệ. Hạ nhỏ lửa để hỗn hợp hòa tan. Trước khi uống lọc kỹ bã, chỉ lấy nước. Mỗi ngày uống nửa cốc trong vòng 3 - 4 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Lá húng quế
Các thành phần trong lá húng quế có tác dụng chống lại những tác nhân gây ra tắc nghẽn mũi. Nó giúp long đờm và giảm dịch nhầy trong mũi. Ngoài ra, húng quế cũng giúp giảm viêm phế quản và khôi phục quá trình lưu thông oxy hóa.

Thuốc trị nghẹt mũi nào tốt nhất? Lá húng quế giúp chống lại những tác nhân gây nghẹt mũi
Nguyên liệu: 6 lá húng quế, 1 cốc nước (250ml)
Cách làm: Cho lá húng quế vào cốc nước sôi và ngâm từ 10 - 15 phút. Lọc lấy nước và uống hỗn hợp này 3 lần 1 ngày. Ngoài ra, có thể nhai thêm 4 lá húng quế vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ để tăng cường hiệu quả.
Gừng và chanh
Hỗn hợp gừng và nước chanh là một trong những cách điều trị tốt nhất cho các bệnh về đường hô hấp và phổi.
Nguyên liệu: 1 thìa gừng tươi, 1 cốc nước (250ml), 1 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong
Cách làm: Khuấy đều gừng tươi với 1 cốc nước nóng. Tiếp tục, cho thêm nước chanh và mật ong, khuấy hòa tan. Uống hỗn hợp này 1 tuần 1 lần.
Lưu ý, những cách điều trị này có thể có tác dụng khác nhau tuỳ vào cơ địa mỗi người. Ngoài ra, khi áp dụng, nên uống thêm nhiều nước và ăn những thực phẩm lành mạnh.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am -
Dây thìa canh: thảo dược tiềm năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Một trong những thảo dược hiện được chú ý trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường là dây thìa canh (Gymnema sylvestre).February 12 at 7:40 am -
Biến chứng nguy hiểm cúm với Người cao tuổi có bệnh lý nền
Hệ miễn dịch yếu theo tuổi tác cùng với tình trạng sức khỏe không ổn định từ các bệnh nền khiến cơ thể dễ bị tấn công và gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ cúm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của cúm ở người cao tuổi có bệnh lý nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe hiệu quả.February 12 at 7:40 am