Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cóc mẳn

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cóc mẳn. Cóc mẳn còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the... mọc ở những nơi ẩm thấp và ruộng bỏ hoang. Cóc mẳn có tác dụng giảm ho, long đờm, chống dị ứng, đặc biệt là chữa viêm mũi dị ứng.
21/01/2018 15:58

Cóc mẳn là cây gì?

Cóc mẳn hay cóc mẵn, cỏ the, cúc trăm chân, bách hài, cóc ngồi, thuốc mộng, thạch hồ tuy, nga bất thực thảo, địa hồ tiêu, cầu tử thảo, là một loài thực vật thuộc họ Cúc. Đây là một loại cỏ mềm, mọc bò lan trên mặt đất ẩm, phân rất nhiều cành, ở ngọn có lông mịn trắng. Toàn thân nhẵn bóng, lá đơn mọc so le đầu tù, phía cuống hẹp, mép có răng cưa, gân chính hơi nổi ở mặt dưới lá, gân phụ không rõ, không có cuống.

Cach chua viem mui di ung bang coc man 2

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cóc mẳn. Cóc mẳn là loại cỏ mềm, mọc bò lan trên mặt đất ẩm

Loài cây này rất dễ nhầm lẫn với những loại cây khác do bề ngoài của cây cóc mẳn. Đặc điểm nổi bật của cây so với những loại cây tương tự khác đó là hoa hình mâm xôi, lá răng cưa và có vị hơi đắng.

Hằng năm có thể thu hái vào các tháng từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, khi cây ra hoa. Sau khi thu hái, người ta rửa sạch đất cát, phơi khô hoặc sấy khô, khi dùng có thể sao qua hoặc sao vàng.

Trong Đông y, cóc mẳn có vị hơi cay, tính ấm, không độc, có công dụng trừ phong, tán hàn, tiêu viêm, giải độc, thông mũi họng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như cảm mạo, viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng, sốt rét, ho gà, mắt đau sưng đỏ có màng mộng, chốc lở, eczema, rắn cắn, tổn thương do trật đả... Cùng với các vị thuốc khác như kim ngân hoa, tân di, hoa cứt lợn tím, thương nhĩ tử..., cóc mẳn cũng có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng khá tốt.

Cach chua viem mui di ung bang coc man 3

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cóc mẳn. Cóc mẳn có tính ấm, vị cay, không độc giúp tiêu viêm, giải độc, thông mũi họng...

Do cóc mẳn có vị hơi cay nên tác động kích thích làm người bệnh đau dạ dày cảm thấy khó chịu vì vậy nên sử dụng sau khi ăn. Trường hợp đau nhiền nên ngừng sử dụng ngay.

Cây cóc mẳn mọc hoang và thường gặp ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang, bờ rãnh, ven đường...

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cóc mẳn

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể trước những chất lạ xâm nhập vào cơ thể đặc biệt là qua đường hô hấp. Cơ thể khi đó sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên. Và phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra chất histamin gây ra bệnh viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng là bênh khá phổ biến hiện nay đặc biệt là sự biến đổi khí hậu cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng làm số lượng người bị viêm mũi dị ứng ngày một nhiều hơn.

Cach chua viem mui di ung bang coc man 4

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cóc mẳn tươi hoặc khô 

Có thể dùng cóc mẳn tươi rửa sạch, vò nát nút vào lỗ mũi từng bên một trong khoảng 30 phút, mỗi ngày làm 2 lần.

Ngoài ra, có thể dùng cóc mẳn khô tán thành bột rồi thổi vào lỗ mũi, ngày 2 - 3 lần.

Sử dụng bông gòn vô khuẩn thấm nước muối sinh lý, lăn qua bột cóc mẳn rồi nhét vào lỗ mũi từng bên một, sau 30 phút có thể lấy ra, ngày làm 1 lần.

Dùng cóc mẳn sắc thành nước đặc dạng cao rồi tẩm vào bông gòn vô khuẩn và nút vào lỗ mũi, sau 1 giờ thì lấy ra, ngày làm 1 lần.

Có thể sắc 20g cóc mẳn khô với 40g cóc mẳn tươi uống vài lần trong ngày để tăng thêm hiệu quả.

Ngoài những công dụng trên của cóc mẳn, chúng còn có thể giảm sưng tấy, tụ máu do chấn thương và té ngã bằng cách giã nát, thêm ít rượu trắng hoặc giấm ăn, xào nóng, đắp, bó vào.

Cach chua viem mui di ung bang coc man

Để phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng cần hạn chế tiếp xúc với các loại lông và giữ gìn vệ sinh

Để phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng cần hạn chế nuôi chó, mèo hay động vật có lông trong nhà. Thường xuyên vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, đệm... Giữ gìn sạch sẽ nhà cửa, tránh tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, tránh hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn. Sử dụng các thiết bị bảo hộ khi ra đường hay quét dọn, đặc biệt giữ ấm cơ thể vào những thời điểm giao mùa. Khi bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng, không nên tự chuẩn đoán và điều trị bệnh tại nhà.

Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể kết hợp dùng các bài thuốc và các phương pháp với nhau. Thông thường, người ta hay dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc nhỏ, đắp tại chỗ với một phương pháp không dùng thuốc.

comment Bình luận

largeer