Trẻ đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì?

90% trẻ đi cầu ra máu vì táo bón. Đi cầu ra máu khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn ở trẻ.
08/06/2018 20:57

Dấu hiệu trẻ đi ngoài ra máu do táo bón

Bất cứ tổn thương nào trên hệ thống tiêu hóa đều có thể gây ra tình trạng trẻ đi ngoài ra máu, trong đó có đến 90% trường hợp xảy ra khi trẻ bị táo bón. Những dấu hiệu có thể cho mẹ biết, việc trẻ đi ngoài ra máu do táo bón:

- Máu đỏ tươi chỉ dính trên bề mặt phân hoặc nhỏ thành từng giọt.

- Trẻ bị đau rát hậu môn sau khi đi cầu. Xuất hiện các vết nứt ở hậu môn của trẻ

Vòng bệnh lý luẩn quẩn táo bón – chảy máu hậu môn – táo bón – chảy máu kèm biến chứng nguy hiểm gây khó khăn cho việc điều trị. Tình trạng này diễn ra càng lâu, mức độ nguy hại đến sức khỏe của trẻ các lớn.

tre di ngoai ra mau la dau hieu benh gi

Trẻ đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì? Thời gian trẻ đi ngoài ra máu càng lâu mức độ nguy hại đến sức khỏe của trẻ các lớn

Sau đây, là 1 số hậu quả thường gặp khi trẻ đi cầu ra máu, mẹ cần cẩn trọng:

- Viêm hậu môn: Trực tràng là 1 hệ sinh thái khổng lồ với hàng triệu các loại vi khuẩn, vi nấm. Hậu môn nứt và chảy máu tạo điều kiện thuận lợi cho các hại khuẩn và vi nấm phát triển và tấn công và gây viêm nhiễm.

- Nhiễm khuẩn huyết: Các trường hợp có vết nứt hậu môn lớn, chảy máu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần hoàn thông qua các vị trí đám rối tĩnh mạch bị vỡ.

- Trĩ: ma sát của khối phân vào các đám rối tĩnh mạch trực tràng gây sưng tấy. Lâu ngày, đám rỗi tĩnh mạch giãn tạo thành các búi mọng bên trong và bên bờ hậu môn, hay còn được gọi là trĩ nội và trĩ ngoại.

Ung thư trực tràng: Đừng để con bạn bị táo bón và chảy máu kéo dài quá lâu, chúng chính là yếu tố nguy cơ gây ung thư trực tràng sau này.

Cách xử lí trẻ bị đi vệ sinh ra máu

Trẻ bị táo bón, trẻ đi cầu ra máu, trẻ có phản xạ nhịn đi cầu để tránh chịu đau đớn. Mẹ cần lựa chọn phương pháp điều trị nhanh chóng và phù hợp nhất. Việc điều trị cần xử lý đồng thời táo bón, đi cầu ra máu và các biến chứng kèm theo. Sau đây là một số phương pháp giúp mẹ cách xử lý tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Tăng cường sức bền thành mạch: Để giảm thiểu chảy máu do ma sát với phân, mẹ nên giúp bé tăng cường sức bền thành mạch bằng nụ hoa hòe. Nụ hoa hòe tươi/khô, rửa sạch hãm trong nước nóng, và cho trẻ uống thay nước lọc. Có thể thêm cam thảo để tăng vị ngọt cho phù hợp vị giác của trẻ.

tre di ngoai ra mau la dau hieu benh gi.jpg 1

Để giảm thiểu chảy máu do ma sát với phân, mẹ nên giúp bé tăng cường sức bền thành mạch bằng nụ hoa hòe

Xử lý táo bón: Dùng các thuốc và các sản phẩm làm mềm phân là biện pháp cần thiết làm giảm ma sát thành hậu môn, giảm đau đớn cho trẻ.

Cho trẻ uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày.

comment Bình luận

largeer