Vụ nhập nhèm hợp đồng bảo hiểm Dai-ichi Việt Nam: Khách hàng thiệt gì khi bị giả chữ ký?

Theo luật sư, việc một khách hàng "tố" bị giả chữ ký trong hợp đồng bảo hiểm Dai-ichi Việt Nam là nghiêm trọng, nếu không phát hiện kịp thời khách hàng sẽ chịu thiệt.
By Lĩnh Nam/ Sức Khỏe Cộng Đồng
12/03/2021 09:22
Anh Nguyễn Văn Quang 'cầu cứu' khi không ký vẫn có tên trong hợp đồng Bảo hiểm Dai-ichi Việt Nam.

Anh Nguyễn Văn Quang "cầu cứu" khi không ký vẫn có tên trong hợp đồng Bảo hiểm Dai-ichi Việt Nam.

Liên quan đến vụ việc một khách hàng "tố cáo" không ký vẫn có tên trong hợp đồng bảo hiểm Dai-ichi Việt Nam, nhận được sự quan tâm của dư luận.

Trao đổi với chúng tôi, anh Quang cho biết, bản thân cảm thấy rất lo lắng rằng quyền lợi có được đảm bảo khi chữ ký trong bản hợp đồng bảo hiểm không phải do anh ký. "Liệu rằng, mai sau tôi có ốm đau, có đi viện hoặc làm sao thì khi đó người ta có lấy chữ ký của tôi không? Và nếu chữ ký không giống trong hợp đồng thì tôi có được công nhận không...?".

Chia sẻ về lý do tin tưởng nhân viên tư vấn bảo hiểm Dai-ichi Việt Nam, anh Quang cho biết: Do anh có nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ thực sự và được bạn bè giới thiệu nên anh đã tin tưởng. Mặt khác cũng do lần đầu "tham gia" loại hình bảo hiểm này nên anh còn bỡ ngỡ, chưa biết quy trình như thế nào?

"Khi tôi hỏi có phải trực tiếp ký không thì nhân viên tư vấn bảo không cần, chỉ cần ký mẫu sau chụp qua điện thoại gửi qua mạng... Nhưng sau tôi nghĩ thấy có gì đó sai sai", anh Quang nói thêm.

Bên cạnh đó, một vấn đề lớn mà không chỉ anh Quang mà nhiều người đang có ý định tham gia loại hình bảo hiểm của Dai-ichi Việt Nam đặt ra đó là khâu thẩm định, quản lý, giám sát tư vấn, nhân viên có quá lỏng nẻo khi mà hợp đồng đã có hiệu lực nhưng khách hàng không nhận được, khách hàng không ký mà vẫn có tên trong các thủ tục nhưng chỉ khi khách lên tiếng mới phát hiện ra...?

Khách hàng là người chịu thiệt

Nhìn nhận về sự việc, luật sự Hoàng Tùng – Trưởng VP Luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, nếu xảy ra trường hợp giả mạo chữ ký thì theo quy định hiện hành, hợp đồng này là vô giá trị.

"Tuy nhiên, nếu khách hàng không kịp thời "tố cáo", không kịp thời phản ánh sự việc mà cứ để đó rồi đóng tiền thì sau này khi xảy ra vấn đề liên quan đến quyền lợi thì khách hàng khó mà chứng minh được", luật sự Hoàng Tùng phân tích.

Luật sự Hoàng Tùng cho biết, bất kể sự việc gì, thì theo quy định người có quyền lợi phải trực tiếp ký tên hoặc có giấy ủy quyền.

Những tin nhắn giữa khách hàng và nhân viên tư vấn bảo hiểm Dai-ichi Việt Nam.

Những tin nhắn giữa khách hàng và nhân viên tư vấn bảo hiểm Dai-ichi Việt Nam.

Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, và đương nhiên, phải đáp ứng các điều kiện cơ bản được quy định tại điều 117 Bộ luật dân sự 2015:

- Thứ nhất: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

- Thứ hai: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện...

- Thứ ba: Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

- Thứ tư: Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

- Thứ năm: Các trường hợp khác do Bộ luật này quy định.

“Chính vậy, nếu hợp đồng có các các vi phạm những điều kiện cơ bản nêu trên thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Trong trường hợp Công ty Bảo hiểm mạo giả toàn bộ chữ ký của khách hàng trên hợp đồng thì bản chất hợp đồng này là bản hợp đồng được lập trên nền tảng có sự lừa dối, chưa tự nguyện,… hợp đồng này bị vô hiệu", luật sư Tùng phân tích.

Đặc biệt, theo luật sư, trong trường hợp xác định đồng có giả mạo chữ ký để thực hiện các hành vi trái pháp luật thì còn có thể bị xem xét xử lý về hành vi làm giả chữ ký của người khác với mức xử lý rất nặng.

Ở một diễn biến khác, phía bảo hiểm Dai-ichi Việt Nam vẫn chưa có thông tin phản hồi chính thức về vụ việc này.

comment Bình luận

largeer