3 bệnh về tai ở trẻ nhỏ dễ gây điếc

3 bệnh về tai ở trẻ nhỏ dễ gây điếc? Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng chưa hoàn chỉnh nên rất dễ mắc các bệnh về tai mũi họng. 3 bệnh về tai dưới đây là bệnh mà các bậc cha mẹ cần chú ý nếu không muốn con bị điếc.
16/01/2018 15:19

1, Viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài ở trẻ em là tình trạng vách ngăn của tai giữa và tai trong bị rách bởi những tác động từ bên ngoài hoặc căn bệnh liên quan. Nhiều bậc cha mẹ cứ nghĩ viêm tai ngoài chỉ là một tổn thương nhỏ ở ngoài tai mà chủ quan coi thường bệnh. Điều này là nguyên nhân gây ra các biến chứng nặng cho trẻ, nguy hiểm hơn có thể khiến trẻ bị điếc.

3 benh ve tai o tre nho de gay diec

3 bệnh về tai ở trẻ nhỏ dễ gây điếc? Viêm tai ngoài ở trẻ em nếu không được điều trị dễ gây điếc

Triệu chứng viêm tai ngoài:

+ Đau tai, ngứa, cảm giác sưng trong vùng tai và ống tai.

+ Cơn đau sẽ tăng lên khi bạn dùng tay ấn vào nắp tai hay kéo vành tai.

+ Đầy tai, ngứa tai, chảy dịch ngoài cửa tai hoặc tai giảm sức nghe, sốt cao, ống tai ngoài sưng đỏ, nổi hạch vùng cổ hoặc tai chảy dịch,…

+ Trẻ quấy khóc, khó ngủ, gãi tai, khóc khkii ăn, khóc khi ấn hoặc khi sờ vào phần trái tai.

+ Ống tai bị đỏ, sưng và thấy chảy nước giống như mủ.

+ Bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em nếu viêm nhiễm nặng do vi khuẩn có thể gây đau nhói, chảy mủ tai và làm giảm khả năng nghe.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây viêm tai ngoài như:

+ Ngoáy tai cho trẻ không đúng cách hoặc ngoáy bằng dụng cụ vệ sinh tai cứng, chưa được khử trùng. Những dụng cụ này dễ gây trầy xước tai làm vi khuẩn từ ráy tai theo đó tấn công và gây viêm.

+ Sau khi tắn, nước bẩn và xà phòng đọng lại trong tai. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển nhanh chóng.

+ Một số bệnh như: viêm da hay vẩy nến cũng là tác nhân gây ra bệnh viêm tai.

Viêm tai ngoài tưởng chừng chỉ là những tổn thương ở ngoài tai nên bị rất nhiều người chỉ quan. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời dễ gây ra các biến chứng như: Thủng màng nhĩ, gây suy giảm thị lực, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, gây điếc vĩnh viễn và nặng hơn có thể gây tử vong.

Vốn dĩ trẻ nhỏ chưa có khả năng tự bảo vệ tai nên rất dễ khiến tai bị tổn thương và gây viêm. Bên cạnh đó thì sức đề kháng của trẻ em cũng yếu nên khi tai bị tổn thương rất dễ gặp phải các biến chứng phức tạp. Do vậy mà các bậc phụ huỳnh phải chú ý quan sát và theo dõi các biểu hiện của trẻ. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện lạ liên quan đến tau thì cần thiết đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị sớm.

2, Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, theo thống kê thì có tới 75% trẻ trước 3 tuổi đều mắc ít nhất 1 lần viêm tai giữa. Khi mắc viêm tai giữa, thính lực của trẻ có thể bị suy giảm và nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể điếc vĩnh viễn.

Đây là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi nhưng đối tượng dễ mắc nhất vẫn là trẻ nhỏ từ 1- 3 tuổi.

3 benh ve tai o tre nho de gay diec 1

3 bệnh về tai ở trẻ nhỏ dễ gây điếc. Viêm tai giữa là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và nếu không được điều trị dứt điểm dễ gây điếc vĩnh viễn cho trẻ

Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa là do vi khuẩn và do virut. Đa số tình trạng nhiễm khuẩn này là do liên quan đến một số bệnh đường hô hấp như: cúm, cảm lạnh, dị ứng...

Viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ em là vì: đoạn ống Eustachian là đoạn nối giữa tai giữa và phía sau của họng ở trẻ em nhỏ hơn và nằm ngang hơn so với người lớn. Do đó nó có nhiều nguy cơ bị tắc do hạch lớn ở vòm họng hay bị nhiễm trùng. Khoảng thời gian trước khi ống eustachian thay đổi kích thước và góc độ, trẻ em rất dễ bị viêm tai giữa.

Dấu hiệu bệnh:

+ Trẻ sốt và thường sốt cao  tới 39 - 40 độ C, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật...

+ Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.

+ Rối loạn tiêu hóa: trẻ bị đi ngoài lỏng nhiều lần và kèm theo sốt.

+ Chảy dịch từ tai, ù tai, nghe kém, suy giảm thính lực,...

+ Trẻ thường lơ đãng, không có chú ý đối với những điểm thu hút như tivi, máy hát... Muốn nghe tiếng từ tivi, máy hát... lớn hơn bình thường.

+ Trẻ không có phản ứng với tiếng ồn bên cạnh, gọi không nghe thấy.

+ Thưởng mệt mỏi và dễ bị kích động...

Ở giai đoạn đầu không phát hiện bệnh thì vài ngày sau bệnh sẽ chuyển sang vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài lỗ tai:

+ Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.

+ Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.

+ Không kêu đau tai nữa. Các bà mẹ tưởng chừng như bệnh đã lui nhưng thực ra viêm tai giữa đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mãn tính, với một dấu hiệu rất quan trọng: chảy mủ tai.

3 benh ve tai o tre nho de gay diec 3

3 bệnh về tai ở trẻ nhỏ dễ gây điếc. Cho trẻ đi khám bác sỹ chuyên khoa nếu như thấy có các dấu hiệu bất thường về tai

Nếu bị viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ mà không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm kèm theo những biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm và nặng hơn là điếc vĩnh viễn.

Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, nhiều khi ảnh hưởng đến tính mạng: Viêm tai giữa cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp-xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt.

Việc chuẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ nhất thiết phải do các bác sỹ chuyên khoa tiến hành. Tùy theo từng giai đoạn bệnh mà bác sỹ sẽ đưa ra cách điều trị khác nhau. Do đây là một bệnh có thể gây biến chứng nặng nề, vì vậy mà các bậc phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

3, Bệnh chảy mủ tai

Chảy mủ tai ở trẻ em hay còn được gọi là bệnh thối tai. Bệnh thường xuất hiện khi trẻ bị viêm mũi, viêm họng chuyển vào tai qua vòi eustach.

Chảy mủ tai là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị viêm tai giữa. Thông thường tai trẻ sẽ bị chảy mủ và nước sau 5-7 ngày bị sổ mũi liên tục.

3 benh ve tai o tre nho de gay diec 2

3 bệnh về tai ở trẻ nhỏ dễ gây điếc? Chảy mủ tai là dấu hiệu bệnh viêm tai giữa đang chuyển sang giai đoạn mãn tính

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh về tai và rất khó để nhận biết các nguyên nhân gây bệnh. Đôi khi xuất phát từ đợt sốt siêu vi, cơn cảm cúm hay viêm họng, viêm xoang, viêm đường hô hấp,…. Do vậy mà các mẹ không nên lơ là và phải theo dõi những dấu hiệu bất thường khi chăm sóc trẻ.

Triệu chứng của trẻ bị chảy mủ tai:

+ Mủ tai sánh hoặc loãng, có màu vàng, xanh hoặc xám, đôi khi lẫn cả máu.

+ Bệnh đi kèm chứng ù tai, lãng tai, chóng mặt, mất thăng bằng.

+ Bệnh kéo dài sẽ khiến tình trạng lãng tai càng nghiêm trọng.

Khi bệnh được phát hiện sớm bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ trích rạch màng nhĩ. Nếu điều trị tốt lỗ thông màng nhĩ do rạch hàn kín lại trong vòng 2 tuần.  Tuy nhiên, nếu không được trích rạch kịp thời, màng nhĩ tự xuất hiện lỗ thủng ở bất cứ vị trí nào, tình trạng ứ đọng mủ có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Đáng ngại nhất phải kể đến là biến chứng ở vùng sọ não như viêm màng não, áp-xe não, áp-xe ngoài màng cứng… Chỉ một chút chậm trễ trong việc cứu chữa, nguy cơ tử vong là rất cao.

Do vậy mà khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên không được tự ý mua thuốc kháng sinh hay thuốc nhỏ tai về cho trẻ. Nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và chữa bệnh theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng những chia sẽ của chúng tôi sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm nhiều kiến thức trong việc chăm sóc trẻ. Nếu thấy bé có những dấu hiệu bất thường, nhất là về tai thì tốt nhất nên đưa bé đến bác sỹ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị. Tránh tự  ý mua và cho trẻ sử dụng những loại thuốc khi chưa được bác sỹ kê đơn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

comment Bình luận

largeer