3g muối là bao nhiêu?

Theo các chuyên gia cho biết trong thực phẩm thiên nhiên dùng nấu ăn đã có sẵn 3 - 5g muối tương đương với khoảng một nửa thìa cà phê.
06/04/2018 21:05

Tầm quan trọng của muối

Thành phần chủ yếu của muối là natri và clo, hai nguyên tố có vai trò quan trọng giúp cân bằng thể dịch cho cơ thể, bảo đạm cho quá trình hoạt động bình thường của các tế bào. Trong trường hợp không cung cấp đủ lượng muối cần thiết, cơ thể sẽ tự động giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Những trường hợp thiếu muối nặng có thể gây hoa mắt, chóng mặt, thậm chí dẫn tới hôn mê.

3g muoi la bao nhieu 2

Muối đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của tế bào tuy nhiên ăn bao nhiêu là đủ vẫn còn là vấn đề của nhiều người

Ngược lại, thường xuyên ăn mặn chính là nguyên nhân tích tụ làm khối lượng dịch trong cơ thể tăng lên, ảnh hưởng huyết áp. Huyết áp cao có thể dẫn đến các vấn đề về tim hoặc đột quỵ, rất nguy hiểm. Đặc biệt, đối với trẻ em, bổ sung quá nhiều muối cho cơ thể có thể gây các vấn đề về thận, thậm chí làm ảnh hưởng đến sự phát triển não.

3g muối là bao nhiêu?

Muối ăn là natri clorua (NaCl), trong đó natri đóng vai trò là chất điện giải rất quan trọng đối với tế bào trong cơ thể.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng trong thực phẩm thiên nhiên dùng để nấu ăn đã có sẵn 3 - 5g muối. Lượng muối này tương đương với khoảng một nửa thìa cà phê. Nguồn natri từ thức ăn động vật chứa nhiều hơn thức ăn thực vật. Tuy nhiên, vẫn cần nêm nếm thêm muối để có thể ăn đủ lượng thực phẩm đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể hàng ngày.

3g muoi la bao nhieu 3

3g muối tương đương với khoảng một nửa thìa cà phê

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, mỗi ngày một người trưởng thành khoẻ mạnh nên ăn từ 6 - 10g muối, tức là khoảng dưới hai thìa cà phê muối một ngày.

Tổng lượng muối đưa vào cơ thể được xác định lấy từ thực phẩm ăn vào, cá ướp muối, dưa cà muối, các loại mắm, đồ hộp, chả lụa, xúc xích, món canh, xào, kho mặn, mắm muối chấm trên bàn ăn, nước uống có muối... Với những người lao động thể lực nặng, thời tiết nóng bức, làm việc chỗ nóng... thường mất nhiều muối qua mồ hôi. Vì vậy cần được bổ sung lượng muối đã mất bằng thức ăn (canh, xào, chấm thêm muối hay nước chấm trên bàn ăn hoặc ăn cà muối, dưa muối, cá muối). Lưu ý, nên ăn nhạt nhất nếu có thể.

3g muoi la bao nhieu 4

3g muối là bao nhiêu? Nếu bổ sung đủ muối cho cơ thể sẽ rất có lợi cho sức khoẻ

Mỳ gói ăn liền là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích, trong đó có trẻ em. Tuy nhiên, lượng muối trong gói bột nêm rất cao (khoảng 3g/gói). Vì vậy, nên cho khoảng 1/2 gói bột nêm vào tô mỳ.

Một số lưu ý khi ăn muối

Đối với người có bệnh tim, thận, nếu ăn quá nhiều muối thường xuyên có thể sẽ dẫn đến bệnh tăng huyết áp. Lượng muối ăn dư thừa sẽ được thải qua thận, việc ăn quá nhiều muối sẽ khiến thận phải hoạt động liên tục, dễ gây suy thận, thậm chí là bệnh tiểu đường. Trong khi natri còn trong cơ thể sẽ giữ nước sẽ khiến tim hoạt động nhiều hơn vì phải vận chuyển một lượng lớn máu tăng cao.

3g muoi la bao nhieu 5

Nếu ăn nhiều hơn 3g muối mỗi bữa có thể gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch

Khi thận và tim hoạt động kém, cơ thể sẽ giữ nước lại, gây phù nhẹ ở mu bàn chân, ở mặt và bụng, nên hạn chế ăn nhiều muối.

Ở trẻ nhỏ, chức năng thận còn yếu, vì vậy nên cho trẻ ăn nhạt với lượng muối vừa phải. Đặc biệt là trẻ sơ sinh, chức năng thận chưa hoàn thiện và lượng muối đi vào cơ thể (qua sữa, dịch truyền nếu có) cần hạn chế ở mức thấp nhất. Do đó, nên cho trẻ bú sữa mẹ thay vì sữa bò bởi lượng muối trong sữa mẹ thấp hơn.

Khi lựa chọn loại sữa non tháng và sữa công thức với thành phần chất khoáng thấp rất tốt cho trẻ dưới sáu tháng. Các mẹ nên lưu ý không được dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ hoặc cho trẻ uống hàng ngày.

3g muoi la bao nhieu

Ở trẻ nhỏ nên ăn lượng muối ít hơn 3g/bữa

Khi đến độ tuổi ăn giặm (sau sáu tháng tuổi) nên hạn chế nêm nếm muối và nước mắm vào thức ăn giặm của trẻ. Hơn nữa, vị giác của bé cũng tinh nhạy hơn so với người lớn, vì vậy khi nêm thức ăn người lớn cảm thấy vừa miệng cũng có thể đã quá mặn so với bé.

Khuyến khích cho trẻ uống đủ nước lọc hàng ngày để thải lượng muối dư thừa ra ngoài sao cho nước tiểu thải ra có màu vàng nhạt, nếu chuyển màu vàng sậm là thiếu nước.

 
comment Bình luận

largeer