Ăn bao nhiêu đường bột là đủ?

Đường là chất cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động suốt cả ngày. Tuy nhiên, loại chất này được khuyến cáo nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải và điều độ.
06/04/2018 20:41

Tầm quan trọng của đường bột đối với sức khỏe

Đối với người lớn, chất đường bột cung cấp năng lượng cho các cơ quan chức năng và hoạt động của cơ thể. Khi vào cơ thể, đường bột chuyển thành đường glucose. Các glucose này sẽ được các tế bào sử dụng làm năng lượng cho các hoạt động sinh hóa. Những phần thừa sẽ được chuyển hóa thành mỡ.

Còn đối với trẻ em, đường bột có vai trò thiết yếu cho sức khỏe. Chúng cung cấp nguồn năng lượng chính cho vận động và điều khiển các cơ quan vận động khác.

an bao nhieu duong bot la du

Ăn bao nhiêu đường bột là đủ? Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể

Như vậy, vai trò của chất đường bột đối với sức khỏe con người là:

- Chúng cung cấp năng lượng, chức năng quan trọng nhất cho cơ thể. Chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần, 1g Carbohydrat cung cấp 4 kcal năng lượng.

- Cấu tạo nên tế bào và các mô.

- Hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.

- Điều hòa hoạt động của cơ thể.

- Đào thải các chất độc hại do có chứa chất xơ.

Chất đường bột là một trong 3 chất đa lượng căn bản của cơ thể con người. Chúng được tìm thấy nhiều trong các nguồn thực phẩm như: ngũ cốc (gạo, bột mì, ngô, khoai, sắn, mì sợi, miến…), các loại hoa quả tươi có vị ngọt (chuối, táo, xoài, cam, củ cải đường …), đường, mật, bánh, kẹo…

Thực phẩm giàu chất đường bột có vài trò rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng. Chất lượng của carbohydrate rất quan trọng, và có 2 nguồn cung cấp carbohydrate là:

- Nguồn thực phẩm đường bột tốt cho sức khỏe: Là thực phẩm nguyên chất chưa qua chế biến, hoặc chế biến rất ít, chứa nhiều chất xơ và khoáng chất, vitamin tốt cho sức khoẻ. Những loại thực phẩm này gồm có gạo, gạo lứt, khoai sắn, ngũ cốc,… rau, trái cây và các loại đậu, sữa bột.

- Nguồn thực phẩm đường bột không nên ăn nhiều: là những thực phẩm đã qua chế biến hoặc tinh luyện kỹ. Do chúng là mất đi hàm lượng dinh dưỡng nhiều, chất bột đường tăng và dễ hấp thụ hơn gây béo phì như: soda, sợi mì, bánh mì, khoai tây chiên, kẹo...

Tác hại của việc ăn quá nhiều đường

Đường là chất quan trọng không thể thiếu cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều đường so với nhu cầu cần thiết của cơ thể sẽ gây ra rất nhiều hậu quả đối với sức khỏe.

Lượng đường trong máu không ổn định sẽ dẫn tới mệt mỏi, đau đầu và thèm ăn đường. Điều này có thể gây nghiện đường và gây nguy hiểm cho bạn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, càng ăn nhiều thực phẩm giàu glycemic, trong đó có thức ăn chứa đường thì nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim sẽ càng cao và có thể liên quan đến nhiều loại ung thư.

Đường là tác nhân gây hại cho răng miệng. Nếu bạn ăn quá nhiều đường sẽ gây nứt răng, hại men răng. Về lâu dài có thể gây sâu rắng, nướu răng hay thậm chí là hỏng tủy răng.

Trong đường cũng chữa nhiều calo rỗng, bởi vậy nếu bạn ăn nhiều đường sẽ khiến cơ thể hạn chế các đồ ăn khác và dẫn tới thiếu chất dinh dưỡng, nhất là canxi và vitamin D. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và dễ gây ra xốp xương, nhất là ở trẻ nhỏ. Việc ăn nhiều đường cũng gây cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu như  vitamin A, vitamin C, vitamin B12, phốt pho, magiê và sắt.

Khi ăn nhiều đường, chúng sẽ gây hình thành các gốc tự do ở màng não. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của tế bào thần kinh. Hơn nữa, ăn đường sẽ khiến bạn thèm đồ ngọt và não bộ sẽ phải chiến đấu để chống lại các cơn thèm này. Điều này sẽ gây mất tấp trung và tinh thần để làm việc.

an bao nhieu duong bot la du 1

Nếu ăn quá nhiều đường có thể gây tăng cân, béo phì, các bệnh về tim mạch

Do ăn đường sẽ khiến não bộ giải phóng  rất nhiều dopamine. Đây là hóa chất tạo sự vui vẻ, phấn chấn. Nhưng nếu bạn ngừng ăn thì tinh thần lại bị ảnh hưởng nhanh chóng. Điều này thôi thúc bạn ăn thêm đồ ngọt và dẫn tới nghiện.

Khi hàm lượng đường cao sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và khả năng ghi nhớ. Đáng lo ngại hơn, chúng còn gây ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đối với sức khỏe cũng như dễ mắc chứng Alzheimer.

Bên cạnh đó, ăn nhiều đường sẽ khiến mất cân bằng môi trường đường ruột và tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong dạ dày. Không chỉ vậy, tiêu thụ quá nhiều đường còn làm cản trở quá trình tiêu hóa và gây ra nhiều vấn đề như đau bụng, khó tiêu.

Một phần lượng đường sau khi hấp thụ vào cơ thể sẽ trở thành protein. Những phân tử mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô đang bị lão hóa. Do vậy càng nhiều đường lưu thông trong máu thì càng đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Ăn bao nhiều đường là đủ

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết, đối với nam giới mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng 37,5 g hoặc chín muỗng cà phê đường. Còn đối với phụ nữ thì tiêu thụ khoảng 25g hoặc sáu muỗng cà phê đường mỗi ngày.

Theo WHO, giảm 1/2 lượng đường tương đương với việc hấp thu ít hơn 10% năng lượng mỗi ngày. Tuy trong 10% đó có 5% là năng lượng có ích và 5% là năng lượng dư thừa. Nhưng điều đó tốt đối với một người trưởng thành. Do vậy không nên sử dụng quá 6 thìa cà phê đường mỗi ngày hay sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường như mật ong, nước ngọt, soda...

Bạn nên chú ý bổ sung các loại đường tự nhiên tốt cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng đường từ các loại thực phẩm lành mạnh chứa nhiều nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất...

Để giảm lượng đường tiêu thụ trong một ngày, bạn nên giảm những thực phẩm như nước giải khát, kẹo và đồ ngọt...

comment Bình luận

largeer