Ăn bao nhiêu muối thì đủ?
Tầm quan trọng của muối đối với cơ thể
Cơ thể người được cấu tạo từ các tế bào. Trong cơ thể người trưởng thành có khoảng 200.000 tỷ tế bào. Trên mỗi tế bào có một dòng điện cực nhỏ khoảng -70 MV (âm) chạy qua. Trên bề mặt tế bào sẽ hoạt động như bơm các ion dương hoặc âm ra vào thành tế bào. Tiếp đó, sẽ duy trì điện thế -70 MV.

Muối ăn đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tế bào
Muối ăn (NaCl) là sự kết hợp của ion dương sodium (Na+) và ion âm chloride (Cl-). Do tế bào tích điện âm nên sẽ hút các ion dương là Na+, còn ion Cl- do cùng hệ nên sẽ bị thải ra ngoài cùng nước tiểu.
Vì vậy, chúng ta có thể hiểu muối ăn đóng vai trò giúp duy trì tế bào ở điện thế -70 MV.
Tác hại của việc ăn quá nhiều hoặc quá ít muối
Nếu ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ bị tích nước và tổng thể tích dịch của cơ thể sẽ gia tăng đáng kể. Các nhà khoa học cho rằng đây là một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp, dễ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ... Ngoài ra, với thể tích lớn của dịch cơ thể hay xung quanh não, nếu lâu dần có thể dẫn đến các mạch máu não bị xuống cấp. Nếu lượng dịch dư thừa của cơ thể di chuyển đến tim sẽ nhanh chóng dẫn đến các bệnh mạch vành.

Nếu ăn quá nhiều muối có thể sẽ khiến cơ thể bị tích nước dẫn đến cao huyết áp, dễ mắc bệnh tim mạch...
Ở người trưởng thành, cơ thể có thể hoá giải một phần lượng muối dư thừa thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh do thận còn yếu nên không thể đào thải lượng muối dư thừa. Với trẻ em dưới 4 tháng tuổi, lượng muối thặng dư sẽ tích luỹ trong cơ thể gây ra các chứng bệnh về thận, gan, tổn thương não và có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, ở trẻ em tuyệt đối không nên để ăn uống thực phẩm có chứa quá nhiều muối.
Khi lượng muối bị thặng dư sẽ đi vào dịch cơ thể, thậm chí là máu. Khi lượng muối trong máu quá cao thì nước trong tế bào cần được bổ sung nhằm pha loãng muối. Tế bào mất dần nước sẽ đưa ra nhu cầu cần được bổ sung nước cần thiết. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến khát nước.

Ăn bao nhiêu muối thì đủ? Ăn mặn quá lâu có thể làm hỏng tế bào
Ăn uống quá mặn lâu ngày có thể làm hỏng tế bào, suy giảm chức năng. Lúc này bệnh tiểu đường sẽ xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Thức ăn sẽ phân huỷ thành các phân tử đường làm nguồn năng lượng nuôi sống tế bào khi đưa vào cơ thể. Những phân tử đường này khi muốn đưa vào trong tế bào phải cần đến insulin. Nếu ăn quá mặn, cửa tế bào sẽ bị biến dạng khiến insulin không thể mở và cung cấp đường nuôi dưỡng tế bào. Lượng đường trong máu không được hấp thu vào tế bào sẽ dẫn đến mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, nếu ăn quá ít muối có thể dẫn đến sự xáo trộn cơ thể. Triệu chứng rõ nhất chính là co bắp thịt, đau cơ, uể oải, buồn nôn... Thiếu muối cơ thể thường xảy ra ở những người tiết nhiều mồ hôi hoặc tập thể thao nặng, lao đông chân tay nặng nhọc hoặc những người sống ở những vùng khí hậu không thích nghi. Vì vậy, ở những trường hợp này cần được bổ sung thêm muối để bù lại lượng muối bị mất đi theo mồ hôi.

Nếu ăn quá ít muối có thể dẫn đến các xáo trộn cơ thể
Các nhà khoa học Mỹ cho thấy việc giảm lượng muối ăn khoảng 3g mỗi ngày có thể ngăn ngừa hơn 90.000 ca tử vong ở Mỹ và khoảng 100.000 nhồi máu cơ tim.
Muối còn làm tăng 15% nguy cơ ung thư, đặc biệt là khối u ở dạ dày, ruột và phổi.
Helicobacter pylori là loại vi khuẩn sống trong dạ dày nếu để chúng phát triển sẽ dẫn đến loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Nhờ muối, vi khuẩn này sẽ sinh trưởng và tái sinh tốt hơn. Vì vậy những người ăn nhiều muối sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của Helicobacter.
Một căn bệnh chết người khác có thể liên quan đến muối là gãy xương hông thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi. Thực tế, ăn quá nhiều muối dẫn đến mất canxi, gây ra loãng xương (làm yếu mô xương) và làm tăng nguy cơ gãy xương bệnh lý, trong đó chấn thương gân chậu là nặng nhất.
Ăn bao nhiêu muối thì đủ?
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, mỗi ngày một người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn từ 6 - 10g muối (khoảng dưới 2 muỗng cà phê muối một ngày).
Tổng lượng muối nhập vào cơ thể từ thực phẩm ăn vào như cá ướp muối, dưa cà muối, các loại mắm, đồ hộp, chả lụa, xúc xích, món canh, xào, kho mặn, mắm muối chấm trên bàn ăn, nước uống có muối…

Các chuyên gia khuyến cáo một người khoẻ mạnh bình thường nên ăn từ 6 - 10g/ngày
Nhu cầu Natri (tối thiểu) khuyến nghị theo độ tuổi (RDA) như sau: trẻ em dưới 6 tháng: 1200 mg/ngày; trẻ 6 - 11 tháng: 2000 mg/ngày; trẻ 1 tuổi: 2205 mg/ngày; trẻ 2 - 5 tuổi: 3000 mg/ngày; trẻ 6 - 9 tuổi: 4000 mg/ngày; trên 10 tuổi: 5000 mg/ngày.
Những thức ăn chế biến sẵn chiếm tới 75% tổng lượng muối trung bình cơ thể cần mỗi ngày. Nên ăn nhiều rau cải và trái cây vì trong những thực phẩm này có chứa kali (potassium) có thể cân bằng những tác động của muối ăn lên cơ thể.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm